Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Chuyện của một thợ lặn (P3)


(tiếp theo) 
Bộ phận chính thứ hai của mạch kín là hệ thống chứa không khí. Vai trò của nó là cung cấp thêm ôxy cho cơ thể. Đó là chai (xylinder) chứa oxy. Nhưng nếu chỉ có một chai oxy thì chúng ta không thể lặn sâu vì chúng ta sẽ bị nhiễm độc ôxy rất nhanh, nên phải có thêm một khí khác pha loãng oxy. Trong ứng dụng, ta thường dùng ni tơ, vì nó rất rẻ và dễ kiếm. Nhưng, nếu ta muốn xuống sâu hơn, ta cần thêm nguồn khí: heli, mà thường là một chai to hơn gắn bên ngoài bình khí. Ta cũng nên có một chai oxy thứ hai, để dự phòng trường hợp có vấn đề với nguồn oxy thứ nhất. Khống chế việc chuyển đổi 2 chai này bởi các nút van. Điều bạn cần làm là bấm nút chuyển đúng lúc. Thường thì bạn không phải thao tác vì mọi thứ đều tự động.
Phần quan trọng nhất của bình khí là “cục” cảm biến oxy. Bạn cần ba cái, nếu một cái bị hư, bạn biết đó là cái nào để bạn chọn một cái theo suy luận lô-gic. Bạn cần ba bộ vi xử lý. Mỗi bộ vi xử lí có thể chạy cho toàn bộ hệ thống, nên nếu bạn bị hỏng hai cái vẫn còn một cái dự phòng. Và có màn hình để đưa thông tin đến thợ lặn. Đây là tiện ích công nghệ cao cho phép ta làm điều cần làm trong những chuyến lặn rất sâu.
Tôi sẽ cùng bạn làm một chuyến lặn sâu. Tôi sẽ cho bạn thấy khi lặn sâu chúng ta thường làm thế nào. Ta ở trên tàu lặn, mang trên mình những công nghệ đắt tiền, và nhào xuống nước qua mạn tàu. Rồi chúng ta đi xuống theo chiều thẳng đứng, cứ lửng lơ đi xuống giống như phim quay chậm cảnh nhảy dù. Dường như đó là cảm giác rất tuyệt.
Khi bạn xuống rất sâu, bạn sẽ thấy nước rất sạch, cực kì sạch. Nhưng khi bật đèn pin lên, nhìn xung quanh các hang động, thì đột nhiên bạn đối mặt với một sự đa dạng lớn hơn bất kì sự việc nào mà mọi người có thể tin. Không phải tất cả chúng đều là sinh vật mới đối với bạn, như chú cá có sọc trắng mà bạn thấy – đó là một loài động vật bạn đã biết – nhưng bạn hãy nhìn kĩ hơn vào các khe hở, bạn sẽ thấy những con gì đó nhỏ xíu bơi qua. Có một sự đa dạng không thể tin được. Không chỉ là cá, mà có Huệ biển, Bọt biển, San hô đen. Có thêm một vài loài cá mà những con cá bạn thấy là loài mới. Đó là biển Papua New Guinea.
Cá nhỏ và động vật không xương không phải những thứ duy nhất ta thấy dưới đó. Ta sẽ thấy cá mập thường xuyên hơn chúng ta mong đợi. Cái tôi muốn bạn làm ngay bây giờ, là hãy tưởng tượng bạn đang ở 400ft với các dụng cụ công nghệ cao trên lưng, vây quanh là đàn cá mập.
Chúng ta đang ở độ sâu 400ft. Nhìn thẳng lên trên, bạn thấy mặt nước xa vời vợi như thế nào. Và nếu bạn là nhà sinh vật học và bạn biết về cá mập, bạn sẽ đánh giá nguy cơ của chúng ta lớn tới thế nào. Những câu hỏi hiện lên trong đầu bạn ngay lập tức, đó là: Đó là loại cá mập nào? Cá mập mũi bạc phải không.
Cá mập mũi bạc! Thực ra có ba loại cá mập ở đây, cá mập mũi bạc có sọc trắng trên vây, có cá mập xám rạn san hô, cá mập đầu búa. Và bạn có một chút lo sợ.
Bạn đã xem nhiều phim về cá mập trên TV – nó thật đáng sợ, và tôi nghĩ nó khiến ta hiểu sai về cá mập. Cá mập thực ra không quá nguy hiểm và đó là lý do vì sao chúng ta không cần lo lắng lắm. Nhiều người chết vì heo cắn, chết vì sét đánh, chết vì cổ động cho bóng đá. Bạn có thể chết vì nhiều lý do: Trái dừa! Bạn có thể chết vì một trái dừa rớt trúng đầu dễ hơn vì một con cá mập. (còn nữa)