Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Thả và rà phá thủy lôi ở miền Bắc trước 1975 (P1-2)

Nhân dịp lễ 30 tháng Tư, chúng tôi xin trích đăng một số bài viết về chuyện thả và rà phá thủy lôi ở miền Bắc trước 1975.

Thủy lôi là loại mìn được neo dưới mặt nước để diệt tàu thủy đối phương. Chúng sẽ phát nổ khi tàu tác động. Để cố định thủy lôi, một số dây cột sẽ giữ thủy lôi lơ lửng trong nước, không nổi lên bề mặt để dễ bị phát hiện nhưng cũng không chìm dưới đáy khiến hiệu quả bị suy giảm. Cũng vì ngầm trong nước nên xác suất va chạm với tàu khá nhỏ, do đó thủy lôi có thêm đầu nổ cảm ứng để kích nổ khi tàu đến gần. Các đầu nổ thường là dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước, với kim loại, với từ trường khi tàu đi qua.

P1. Thủy lôi dày đặc trên các sông, cảng biển ở miền Bắc. 
(bài trên dantri.com.vn, trích đăng)

Tháng 4/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh ném bom ồ ạt miền bắc Việt nam. Khác với lối đánh "leo thang từng bước” trước kia của Tổng thống Lyndon Johnson (Đảng Dân chủ), Richard Nixon (Đảng Cộng hoà) xử sự như một "diều hâu", dùng lối đánh phủ đầu. Ý đồ của R.Nixon là, cùng một lúc, triệt đường sắt, cắt đường bộ, chặn đường sông, ngăn đường biển của đối phương.

Trước kia, L.Johnson chỉ bao vây vòng ngoài cảng Hải Phòng, chứ không trực tiếp đánh vào bến cảng. Nay R.Nixon ra lệnh đánh tuốt cả tàu Liên Xô, Trung Quốc. Đồng thời ông ta cho thả khoảng 7.000 quả thuỷ lôi MK-52 phong tỏa 25 cửa biển của bắc Việt nam, bao gồm cả cảng Hải Phòng. Trên đường bộ, máy bay đánh sập các cầu Long Biên, Đuống, Bắc Giang, Việt Trì, Lai Vu, Phú Lương (ở tuyến ngoài), và các cầu Phủ Lý, Ninh Bình, Đò Lèn, Hàm Rồng (ở tuyến trong).

Trên đường sông, không quân Mỹ đã thả hàng vạn trái bom, trong đó có 6.000 bom từ trường MK-42 (khi xuống nước, bom từ trường được gọi là thuỷ lôi từ tính). Mỹ thường dùng máy bay của hải quân như A4D, A3J, A6, A7 để thả thuỷ lôi; thả vào lúc sương mù, nửa đêm về sáng để đối phương khó phát hiện; thả bom nổ ngay, bom nổ chậm xen với thuỷ lôi, khiến cho đối phương dễ lẫn lộn, khó xác định được số lượng từng loại. Mỹ tập trung triệt phá các đầu mối đường sông, cửa sông, cửa biển; phong toả Lục đầu giang, sông Lèn, đoạn Đào viên trên sông Đuống, đoạn Vạn điểm trên sông Hồng, cửa Ba Lạt, cảng Bến Thuỷ, phà sông Gianh, …

Thời Nixon không dùng các loại thuỷ lôi MK-42 mô-đen 0, mô-đen 1 (mà thời Johson đã dùng) vì đối phương đã có kinh nghiệm rà phá. Ông ta thả các loại mới như MK-42 mô-đen 2, mô-đen 3, mô-đen 4, "những quả mìn này có gắn bộ phận điều khiển nửa tự động để đánh lạc hướng tàu vớt mìn, có thể nổ hoặc không nổ, tuỳ theo ý đồ của người thả". Cách rà phá cũ đã trở nên vô hiệu, người đi rà phá thủy lôi "thông minh" sẽ cầm chắc hy sinh.

P2. Rà phá bom từ trường là chấp nhận hy sinh.
(bài trên tinhhinh.net, trích đăng)

Từ 1964 đến 1968, Mỹ đánh phá ác liệt vùng khu Bốn. Sau khi Johnson tuyên bố "ném bom hạn chế", thì dải đất từ cầu Bùng trở vào càng bị ném bom không hạn chế! Trên đất liền, Mỹ ném bom phá, bom bi, bom cháy, bom hơi, bom từ trường... Trên sông nước, chúng thả thuỷ lôi MK-42 mô-đen 0, mô-đen 1, rất nhạy cảm trước các biến thiên của từ trường. Chiếc thuyền gỗ đi qua, thế mà thuỷ lôi cũng nổ. Vì thuyền đóng đinh sắt. Nhưng chiếc thuyền nan đi qua, thuỷ lôi vẫn cứ nổ. Tại sao? Thì ra anh thuỷ thủ đeo thắt lưng với khoá sắt mạ kền.

Chiến sĩ phá bom mìn kể:

Cách rà phá của chúng tôi lúc đầu là phóng ca-nô lướt thật nhanh, khiến thuỷ lôi chỉ kịp nổ  vuốt đuôi. Cũng có lúc thành công. Đằng sau ca-nô, liên tiếp dựng lên những cột nước trắng xoá. Nhưng cũng lắm khi nó nổ ngay trước mũi, hoặc tai hại hơn, nổ dưới buồng lái! Ca-nô bị hất tung lên, tan thành từng mảnh! Nếu thuỷ lôi nổ chếch đi một chút, thì có thể chiếc ca-nô chỉ bị tung lên mà không tan vỡ. Người ngồi trên, trong trường hợp ấy, thường không chết vì mảnh bom (bom nổ dưới nước không nhiều mảnh như nổ trên cạn) mà chết vì sức ép. Có anh va đầu vào xà ngang ca-bin vỡ sọ, chùn xương sống; có anh đập người vào thành ca-bin gãy tay.

… Sau này chúng tôi không dùng ca-nô sắt thép nữa, mà dùng thuyền nan, thuyền gỗ đóng đinh nhôm, đinh đồng. Các anh kỹ sư bom mìn gọi nó là “thuyền tiêu từ”. Anh em đi rà phá ngồi trên thuyền tiêu từ. Chiếc thuyền kéo theo sau một tấm lưới có buộc một thỏi nam châm. Thuyền không mui, để tránh va đập. Thuỷ thủ mặc quần cộc, mình trần, đeo phao cứu sinh, tay ghì chặt lấy cọc thuyền. Con thuyền đi qua, quả thuỷ lôi không nổ. Tấm lưới có nam châm quét qua, quả thuỷ lôi nổ. Anh em ngồi trên thuyền bị hất văng xuống sông, nhưng như thế, vẫn ít nguy hiểm hơn là đập đầu vào mui thuyền. Nếu không ngất xỉu, thì cứ từ từ bơi vào bờ. Nếu ngất xỉu, thì có phao cứu sinh nâng đầu lên, cứ thế trôi xuôi dòng nước, đồng đội trên bờ chèo đò ra vớt. Thường rà phá về đêm. Sông nước mênh mông, vắng lặng. Thuỷ lôi có thể nổ bất cứ lúc nào! Thần kinh căng như sợi dây đàn! 1 phút... 30 giây... 10 giây nữa... cái chết rất có thể ập tới! Đã có hôm thuỷ lôi nổ ngay dưới bụng thuyền tiêu từ. 
 (còn nữa)

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Vi cá mập dưới góc nhìn của thợ lặn giải trí

Hay: Trị ung thư bằng vi cá mập - huyền thoại và sự thật.

Người ta nói vi cá mập có đặc tính chống ung thư. Quan niệm này xuất phát từ nguồn tin là cá 
mập không bao giờ mắc bệnh ung thư. Song trên thực tế ung thư cũng tấn công cá mập.

Viện Ung thư quốc gia Mỹ vừa nghiên cứu khả năng trị ung thư của vi cá mập bằng cách chiết xuất chất trong vi rồi đưa nó vào cơ thể bệnh nhân ung thư phổi. “Chúng tôi muốn tìm hiểu xem chất chiết xuất từ vi cá mập có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư hay không. Thật không may, chúng tôi thấy sự hiện diện của chất đó không làm tăng thời gian sống của họ”, Charles Lu, chuyên gia trung tâm Ung thư M.D.Anderson (Mỹ), thông báo.

Một báo cáo khác công bố năm 2001 của tổ chức Wild Aid cho thấy nồng độ thủy ngân trong vi cá mập tại Hong Kong (một nước nhập khẩu vi cá mập trên khắp thế giới) cao gấp 42 lần so với mức mà cơ thể người có thể chịu đựng.

Nói nôm na, cơ thể mọi loài động vật (bao gồm cả loài người) lúc nào cũng có rất nhiều tế bào già cỗi bị loại bỏ và rất nhiều tế bào ra đời để thay thế chúng. Để tế bào mới giống hệt tế bào cũ, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu (mã) di truyền (ARN) làm "chuẩn" cho quá trình "sản xuất" tế bào mới. Rất tiếc, mã bị sai lệch là chuyện thường xuyên, dẫn tới việc ra đời các "sản phẩm" sai lệch. Nếu tế bào sai lệch ít thì cơ thể đó không sao (và cơ thể đó sẽ sửa sai), còn nếu tế bào sai lệch tăng quá một giới hạn nào đó thì Ngành y gọi hiện tượng đó là "ung thư".

Không chỉ loài người, loài cá mập cũng không ngoại lệ, và do vậy, giết chúng để trị ung thư là một sai lầm. Hãy để chúng được yên. Hãy để cho chúng tôi (những thợ lặn giải trí) được chiên ngưỡng chúng.

Bạn sẽ hỏi: Những ai không bị sai lệch ARN? Trả lời: Làm gì có ai.
Bạn sẽ hỏi: Vi cá mập không có tác dụng thì gặp ung thư sẽ tính sao đây? Trả lời: Là thợ lặn, chúng tôi chỉ có thể trả lời là hãy đi lặn gỉải trí cùng chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng, đó là một trong các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

H: Cho cá mập ăn - huấn luyện theo lý thuyết phản xạ có điều kiện.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Cá bé nuốt cá lớn

(theo Dân trí, trích đăng)


Quy luật "cá lớn nuốt cá bé" không phải lúc nào cũng đúng. Ngư dân McPherson Wright, trong chuyến đi câu ở biển phía nam đảo Grand Cayman, đã phát hiện ra cảnh tượng dị thường: con cá thu thân dẹt chết ngắc trong bụng một địch thủ có chiều dài chỉ bằng một phần tư nó: "Tôi không tin nổi vào mắt mình khi nhấc con cá lên khỏi mặt nước. Nó vừa mới chết, có lẽ là do bụng đã trương phềnh lên vì không thể tiêu hóa nổi".

Sự kiện quá kỳ lạ khiến ông Wright quyết định đem cả "cặp đôi" này về cho Ủy ban bảo vệ môi trường nghiên cứu. Tại đây, 
Phillippe Bush, chuyên gia sinh vật biển, đã chụp vài tấm ảnh và gửi cho Viện Hải dương học Harbor Branch ở Hoa Kỳ. Không phải đợi lâu, họ nhận được hồi âm của chuyên gia Tracey Sutton: “Con cá săn mồi đó có tên là “Great Swallower”(Kẻ nuốt chửng kinh hoàng - tạm dịch). Loài cá này thường sống ở sâu dưới mặt nước”.

Sutton cũng không quên bày tỏ sự hào hứng đặc biệt của mình với những bức ảnh kỳ thú. “Thật quá sức ngạc nhiên. Tôi đã hơn một lần nhìn thấy giống cá phàm ăn này nuốt chửng con mồi quá khổ, tuy nhiên chưa trường hợp nào “địch” nổi với phát hiện của các anh. Chắc chắn đây là tỷ lệ ngược đời nhất giữa kẻ săn mồi và nạn nhân trong thế giới loài cá”. Ông cũng không ngừng thắc mắc tại sao con Great Swallower lại không bị con cá thu dẹt ăn thịt trước khi đảo ngược tình thế tấn công .

Con cá Great Swallower được ngư dân Wright tìm thấy ngoài biển phía nam đảo Grand Cayman chỉ dài đúng 19 cm, trong khi con mồi mà nó nuốt chửng vào bụng dài 86 cm (hơn 4 lần).

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Kiểm soát độ nổi - P2




Điều chỉnh tại cú dừng an toàn(*)

Bây giờ bạn đã rất gần với trọng lượng tối ưu của bạn và Trim (thăng bằng) rồi. Bạn hãy lưu sự tinh chỉnh này trong ba phút dừng an toàn vào cuối chuyến lặn. Sau 40 phút lặn, bạn cần được thư giãn, di chuyển chậm và thở bình thường, và chai khí của bạn bắt đầu có độ nổi.

Để tinh chỉnh trọng lượng của bạn, bạn cần mang theo 1 cục chì loại nhỏ (£1), bỏ sẵn trong túi BCD hoặc treo trên khoen chữ D của BCD (để có thể lấy ra một cách dễ dàng). Khi bạn và bạn lặn đang dừng nghỉ giải áp(*) ở độ sâu 15 feet, bạn lấy cục chì ra đưa bạn lặn cầm dùm. Xả thật kiệt không khí trong BCD của bạn và xem bạn có thể có được trung lập(*) hay không. Hãy nhớ là bàn tay và chân của bạn không được cụ cựa. Tốt nhất là bạn làm thử nghiệm cạnh dây neo tàu lặn, nhưng hãy nhớ, bạn luôn có thể bị sai số vượt qua £1, hoặc bị nổi tích cực do bạn hít thở ra và do bạn đã cụ cựa. 

Nếu bạn có thể nổi trung lập tại 15 feet mà không cần cục chì đó thì bạn đã thực sự không cần nó, và cú lặn tiếp theo sẽ không có nó. Sau đó bạn xin lại cục chì và cám ơn người bạn lặn đã hỗ trợ bạn.
Để chắc ăn, bạn nên lặp lại thử nghiệm trên chuyến lặn tiếp theo.

Điều khiển hơi thở

Bây giờ, trọng lượng chì của bạn đã ở mức tối thiểu và bạn đã kiểm soát độ nổi của bạn bằng phổi trong suốt cú lặn. Phổi là một máy nâng có lực nâng có thể lên tới khoảng £10. Một hơi thở thoải mái bình thường gây ra một sự thay đổi nổi khoảng £1, do đó không đáng kể. Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn bất kỳ lực nâng nào mà bạn muốn bằng cách hít thở. Phổi là một BCD miễn phí và không cần bảo trì.

Một mẹo về điều chỉnh cân bằng: Hãy kiên nhẫn. Nước là một chất nhớt (có quán tính), vì vậy cơ thể của bạn sẽ không đáp ứng ngay lập tức sự thay đổi nổi. Khi bạn muốn lên một chút, bạn sẽ hít vào và giữ hơi thở chừng một vài giây trước khi xảy ra bất cứ điều gì. Điều này là lý do tại sao nhiều thợ lặn không nhận ra giá trị của chiếc BCD miễn phí này. Họ hít vào và thở ra rất chóng, những thay đổi nổi sẽ không kịp có hiệu lực.



Thực hiện cân bằng với inflator: 

Mặc dù chai khí của bạn sẽ đạt độ nổi khoảng £5 khi còn 500 psi, nhưng đó là một sự thay đổi chậm, chỉ £1 cho mỗi 10 phút, và sẽ chỉ yêu cầu một vài điều chỉnh trong khi lặn. BCD (giả định còn một chút không khí trong đó) và wetsuit của bạn cũng góp phần thêm/bớt sức nổi khi bạn thay đổi chiều sâu và chúng sẽ yêu cầu bạn vi chỉnh bổ sung (bằng inflator). 

 Những thay đổi này sẽ là khá lớn khi bạn đang lặn nông, còn dưới độ sâu 60 feet, sự thay đổi này gần như không đáng kể, bởi neoprene (lớp cao su tổng hợp của wetsuit của bạn) đã bị xẹp lại gần như hoàn hoàn. Do vậy, nếu bạn lặn ở các vùng nhiệt đới, một lợi thế của nước ấm là bạn không cần wetsuit, thì  bạn khỏi phải đối phó với nó.

(*) Xin xem tại "Tự điển Lanbien" ở trên cùng bên phải trang tin này.


Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Kiểm soát độ nổi - P1

John Francis, trích dịch)

Bạn đã được huấn luyện từ thời nhập môn và bạn đã biết cách áp dụng kỹ xảo kiểm soát độ nổi, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, các bài huấn luyện là đúng cho số đông (những cơ thể "tiêu chuẩn"), nhưng có thể không đúng với bạn (một cơ thể có một vài chỗ "phi tiêu chuẩn"), và bạn phải tự điều chỉnh.

(khi ở trên tàu)
Hãy kiểm tra các thiết bị lặn. Đầu tiên với kính lặn, fins, ống thở, wetsuit(*) và bạn tính xem cần mang thêm những gì nữa không.

Kiểm tra bằng cách thử trên mặt nước: bạn xuống nước, lơ lửng tại chỗ một lúc, nhìn xuống đáy cát và tập trung vào thư giãn. Một cú vẫy nhẹ bàn tay hay chân sẽ có xu hướng đẩy bạn nổi lên, sẽ đánh lừa độ cân bằng(*) của bạn. Lúc đầu, bạn có thể giữ quá nhiều không khí trong phổi làm tăng sức nổi của bạn. Hãy dành thời gian để điều chỉnh. Sau một lúc, bạn sẽ thở chậm hơn và do đó gần hơn với sự nổi thật sự của bạn.

Bây giờ bạn sẽ thêm bớt chì cho đến khi bạn nổi với một hơi hít vào đầy đủ và chìm khi bạn thở ra. Nếu bạn nổi ngang tầm mắt trong khi giữ hơi thở, thì đó là đúng (đã đủ chì). Bài huấn luyện đã nói với bạn như vậy. 

Lời khuyên: Khi bạn đã đủ chì thì sau đó hãy thêm một pound (£1).


Bạn đã đủ chì cho sức nổi của cơ thể của bạn, cùng wetsuit, bình khí, BCD(*) và các phụ kiện, thì bạn vẫn phải lưu ý rằng bản thân BCD cũng có sức nổi ngay khi bạn cho là đã xả hết khí trong BCD. Trong cuộc thử nghiệm với hàng trăm thợ lặn, Scuba Lab đã phát hiện có một khoảng dung sai từ không đến £4 nổi tích cực. Một lượng nổi tích cực phổ biến thường là £2.
Giả sử với bạn là £1 hoặc £2 nổi tiêu cực. Chai Nhôm 80 ft sẽ có độ nổi tích cực là £3 khi chai khí chỉ còn 500 psi (vào cuối cuộc lặn). Khi đó nếu bạn vẫn muốn được độ nổi trung tính thì bạn có thể bắt đầu với £3 chì.

Nhưng 1 pound nặng ... bao nhiêu? £1 là 0,45 kg – một sai lệch hoàn toàn không đáng kể nếu bạn quy đổi nó thành nửa kí, nhưng nếu tổng số chì bạn vẫn thường đeo là 6 kí, thì bạn sẽ bị thiếu 0,56 kí – nếu bạn quy đổi thành £12. Sự thiếu hụt 0,56 kí cũng quá đủ để bạn buộc phải nỗ lực để duy trì độ nổi trung tính(*) vào cuối cuộc lặn.


String trọng lượng vào đai chì hoặc túi BCD của bạn: Giả sử chai khí của bạn như nói trên, bạn sẽ cần bỏ thêm £5 để cân bằng với độ nổi của chai khi chỉ còn 500 psi – và bạn sẽ thoải mái trong lúc này. Nhưng xin lưu ý rằng, nếu bạn bị nổi thì bạn đừng vội vã cho rằng bạn cần phải thêm chì. Nhiều khả năng là BCD của bạn vẫn còn chút ít không khí trong đó. Để xả kiệt khí, bạn đứng thẳng và kéo ống inflator thẳng lên trên để xả nốt khí – đó điểm cao nhất của BCD. Hãy xả nhẹ nhàng, đừng vội vã.

Linda Văn Velson, bạn tôi, có lời khuyên khác “lúc đó bạn nghiêng vai phải lên trên và kéo van xả ở vai phải, đồng thời dùng tay ép vào “cánh” của BCD. Động tác này nhằm khuyến khích các bong bóng cuối cùng trong BCD tự tìm lối ra”. Có nhiều BCD đã hình thành một cái bẫy nhốt bong bóng khí ở phần phía sau gáy bạn. Làm như trên sẽ cho phép nó thoát ra. Ngay cả khi BCD đã hết bọt khí, thì túi của BCD và padding có thể nhốt một lượng khí đáng ngạc nhiên – đó là căn bệnh mãn tính của BCD. Cuối cùng, bạn hãy thư giãn trước khi làm động tác tinh chỉnh.

 

Thăng bằng (Trim) là việc vị trí cơ thể bạn nằm ngang trong nước một cách tự nhiên (sau khi bạn đã đạt độ nổi trung tính(*). Để tinh chỉnh độ nổi, cơ thể bạn cần thăng bằng. Nếu chân bạn thấp hơn cơ thể, thì một cử động rất nhẹ của chân cũng sẽ làm cho bạn nổi lên. Rồi khi bạn dừng quẫy chân, bạn sẽ trở nên nặng hơn và bạn sẽ bị chìm, bạn sẽ muốn thêm chút khí vào BCD. Và cứ thế, bạn sẽ nhấp nhổm. Để đôi chân bạn không phản bạn, cơ thể của bạn cần được thăng bằng và khi đó chân nhái chỉ còn tác dụng đẩy bạn tiến về phía trước. Nếu trọng tâm cơ thể bạn lệch về phía trên, bạn hãy chuyển một lượng chì nhỏ (đeo ở hông bạn) lên vị trí cao hơn.


Tay cũng rất quan trọng để cơ thể bạn thăng bằng. Ví dụ bạn thường để cánh tay ở một tư thế trí nào đó, nếu bạn thay đổi vị trí tay, đặc biệt là khi bàn tay bạn sculling, thì sẽ tác động đến thăng bằng. Nếu bạn không biết điều này thì bạn sẽ cho là bạn bị mất cân bằng và bạn vội vã bơm/xả thêm khí trong BCD. 

(*) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Vầng sáng dưới đáy biển

(Theo khoahoc.com.vn, trích đăng)

Vào thập niên 1980, Hạm đội Nga (VMF) đã ban hành một chỉ thị mật: "Các hướng dẫn theo dõi những hiện tượng thể lý bất thường và tác động của chúng lên môi trường, cơ thể sống và các phương tiện kỹ thuật" ... "Những hiện tượng thể lý bất thường hay những vật thể (không giống những hiện tượng hay vật thể mà chúng ta đã biết) là những hiện tượng được nhiều người quan sát bình thường, các chuyên gia, các nhà thiên văn học, các phi hành đoàn, thủy thủ đoàn nhìn thấy ở nước ta và nước ngoài. Trong một số trường hợp, những hiện tượng này chưa thể giải thích. Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc. Nếu phát hiện những hiện tượng bất thường này, các thuyền trưởng trong vòng năm ngày (trong trường hợp xuất hiện UFO dẫn tới ảnh hưởng kỹ thuật hay con người) phải ngay lập tức thông báo về Bộ chỉ huy Hạm đội".

Các thợ lặn từng phát hiện luồng ánh sáng lạ từ lòng biển. Đại tá hải quân Sergei Laboda, Nga, cho biết: "Vào năm 1983, tại vịnh Vizcaya, người Pháp chuẩn bị thử nghiệm một tàu ngầm nguyên tử chiến lược mới, còn con thuyền trinh sát của chúng tôi được cử đi thu thập thông tin, đo đạc các thông số kiểm tra. Phiên trực của tôi bắt đầu từ sáng sớm. Nhưng không lâu trước bình minh, cách chúng tôi 4 dặm có một đốm sáng trên mặt nước. Có cái gì đó lấp lánh bay từ dưới mặt nước, giống như một con cào cào khổng lồ, nhưng rồi vừa tới mặt nước lại lặn xuống, không gây tiếng sóng. Người Pháp từ một chiếc tàu canh chừng chúng tôi cũng nhận thấy hiện tượng đó. Từ kinh nghiệm đi biển của mình, tôi thấy đây là hiện tượng không bình thường và đã báo cáo về Bộ chỉ huy. Người Pháp thì bỏ luôn việc thử nghiệm và rời khỏi vùng này".

Giả thiết 1: Do các vi sinh vật chiếu sáng.

Các nhà khoa học cho rằng các thủy thủ không bị ảo giác. Có thể đó là do các sinh vật, như nhà đại dương học người Đức Karl Kalle nhận xét, sau khi phân tích hơn 2.000 trường hợp chiếu sáng trong lòng biển. Để biển sáng lên, cần có sự di chuyển của các làn nước dưới đáy biển, thường được tạo ra bởi động đất hay núi lửa phún xuất trong lòng biển. Trong trường hợp đó, các cú đập của sóng sẽ chuyển thành cột nước dày trồi lên bề mặt, cùng lúc nó đẩy lên mặt nước các vi sinh vật chiếu sáng vốn đầy rẫy trong lòng đại dương.

Tuy nhiên, A.Golubev, trợ lý thuyền trưởng tàu đánh cá Kamchatka, tỏ ra nghi ngờ giả thiết này. Golubev đã hai lần quan sát những vòng tròn chiếu sáng trong lòng biển Okhotsk. Ông cho biết vào năm 1998, lúc đó ông là trợ lý thuyền trưởng tàu "Thuyền trưởng Kantsiber": Đó là một đêm không trăng, ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một vùng sáng mờ đục trải rộng trên biển qua cửa kính. Ông nghĩ "chắc có thuyền nào gần đó" nhưng màn hình máy định vị trống rỗng. Ông bước ra mũi tàu và thấy con tàu nằm ngay tâm điểm của vùng sáng đường kính gần hai dặm. Giống như dưới đáy biển ai đó bật một ngọn đèn pha cực mạnh. Ánh sáng này không hề bị khúc xạ, cả một chùm tia thẳng!

Năm phút sau, khi ông còn đang cân nhắc thì vùng sáng đó di chuyển cùng tàu với tốc độ 10 hải lý/giờ. Không có các vi sinh vật chiếu sáng nào có thể bơi với tốc độ nhanh như thế. Và khi ông bước ra ngoài lần nữa, bên phải đường đi của tàu xuất hiện một vùng sáng thứ hai và tàu song hành lướt trên sóng biển Okhotsk thêm 15 phút nữa. Sau đó đốm sáng thứ hai tiến về phía trước, cắt ngang đường tiến của tàu rồi bất ngờ dừng lại, biến mất. Cũng ở vùng biển đó, trên tàu "Tesei", ông Golubev đã gặp lại đốm sáng trên lần thứ hai tháng 4/2001, khi tàu đang đi về phía Trung quốc, cũng trong một ca trực đêm và con tàu cũng rơi vào giữa quầng sáng đó.

Giả thiết 2: Chỉ là ngư lôi huấn luyện.

Theo đại tá hải quân Vadim Kulichenko, trong việc huấn luyện trên Hạm đội người ta dùng ngư lôi huấn luyện (sử dụng nhiều lần). "Các ngư lôi này được phóng khỏi tàu hay tàu ngầm và chúng sẽ đi xa khoảng 10-15km rồi dừng lại. Tập xong, ca nô chuyên dụng sẽ lượm nó về để sử dụng cho lần sau. Để dễ tìm chúng trên biển, người ta gắn cho chúng đèn pha cực mạnh, phát ánh sáng thẳng đứng. Bộ ăcqui dự trữ đủ dùng cho hai ngày. Cũng có lúc các ngư lôi này bị lạc, và có thể, dòng chảy đã đưa nó đi xa ra khỏi ranh giới của "bãi thử", lạc vào các tuyến đường thương mại”.

Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường trong lòng đại dương đã được ghi nhận từ trước khi thế giới biết tới UFO. Năm 1919, nhà nghiên cứu người Anh Charles Fort đã kể trong quyển sách The book of the damned (Những điều đáng nguyền rủa) chuyện một con tàu của Công ty Anh - Ấn Patna đụng phải "bánh xe quỷ" năm 1880. Thuyền trưởng Averna kể lại: Trong mỗi bánh xe có 16 căm, bánh xe có đường kính từ 500 - 600 yard, các căm xe này được bố trí rất đồng đều. Trong 20 phút, các bánh xe này chạy cùng với con tàu như song hành, sau đó bất ngờ biến mất. Khi đó, thế giới chưa có ngư lôi huấn luyện.


Năm 1976, tàu nghiên cứu khoa học "Vladimir Vorobyev" phát hiện trên biển Ả rập một đốm sáng trắng, quay ngược chiều kim đồng hồ. Máy dò tiếng vọng trên tàu báo có vật gì đó lớn ở độ sâu 20 mét. Xuất hiện quầng sáng vào 23g30, và nửa đêm nó biến mất. Vì đây là con tàu nghiên cứu, các chuyên gia hiểu vấn đề nên họ đã đo nhiệt độ nước: 26 độ C - một nhiệt độ được cho là trung bình. Họ cũng lấy mẫu nước biển để thử và không tìm thấy một hóa chất hay vật thể vi sinh chiếu sáng nào.