Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Xác tàu 112 năm đưới đáy hồ Michigan

(Theo World News, trích dịch)

Con tàu gỗ bị chìm trong một cơn bão lớn cách đây 112 năm (tại thời điểm viết bài) đã được tìm thấy. Con tàu mang tên LR Doty dài 91 mét được tìm thấy dưới đáy hồ nước ngọt Michigan, tại vùng hồ cách thành phố Kenosha thuộc bang Wisconsin khoảng 40 km.

Vào tháng 10 năm 1898, Doty chở lương thực từ phía nam Chicago tới Ontario, Canada, thì bị chìm trong một cơn bão lớn. Cùng với mưa đá và tuyết, trận bão còn đem theo gió mạnh, gây ra những con sóng cao hơn 9 mét. Lẽ ra Doty có thể chịu được bão lớn vì con tàu mới hạ thuỷ được 5 năm và thân tàu được được gia cố bằng các tấm thép, nhưng nó lại bị chìm, khiến 17 thuỷ thủ thiệt mạng.

Brendon Baillod, chủ tịch Hiệp hội khảo cổ dưới nước bang Wisconsin, đã mất 20 năm tìm kiếm xác con tàu đắm. Bằng thiết bị dò tìm, họ đã tìm thấy con tàu Doty. Con tàu nằm ở tư thế thẳng đứng trên nền đất sét dưới đáy hồ Michigan và vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí ngũ cốc vẫn còn trong khoang tàu. Sở dĩ Doty được bảo quản nguyên vẹn là do nó nằm dưới đáy hồ nước rất lạnh và cách mặt nước khá xa nên không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão. Cũng có thể vì lý do đó mà thi thể của các thuỷ thủ vẫn nguyên vẹn. Thi thể của họ nằm trong khoang tàu, nơi chắc chắn họ đã tụ họp khi tàu chìm dần.

Doty hiện thuộc sở hữu của bang Wisconsin và họ chưa có kế hoạch trục vớt, nó vẫn được bảo tồn ở nguyên vị trí. 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tai nạn bờ biển. P2 - Nạn nhân bị Ngộp nước có vẻ không giống như Ngộp nước

(Bài của bạn Mario – mariovittone.com, trích dịch)

Bài báo có đoạn: … Vị Captain bơi gấp. Ông bơi gấp, mắt dõi về hướng của một kẻ nào đó trong một nhóm người đang vui đùa dưới biển.  Một người đàn ông trong nhóm quay lại nói với vợ anh ta: “Anh biết ông ta nghĩ rằng em đang bị ngộp nước và sắp bị chìm, ha ha”. Những người trong nhóm vẫn vui đùa, tạt nước tung tóe. Bà vợ la lên giọng đầy khó chịu: “Tôi không sao cả, ông định làm gì vậy ?”. Người chồng cũng la hét, khua tay ra hiệu không sao, nhưng vị Captain lại bơi nhanh hơn. “Tránh ra !”  Ông ta hét lên và bơi lướt qua đám người đang vui đùa chừng hơn 10 feet. Cô con gái 9 tuổi của cặp vợ chồng này đang bị ngộp nước. Cô bé đã được an toàn trong cánh tay của vị Captain. Cô bé bật khóc tức tưởi “Ba ơi”...

Làm thế nào mà vị Captain trong bài báo trên biết cô bé đang bị ngộp nước – từ một vị trí cách xa trên 15 mét – trong khi người cha của cô bé chỉ cách chưa đầy 1 mét lại không hay biết ? 

Người đang ngộp nước không có dấu hiệu dãy dụa mãnh liệt làm cho nước tung toét lên, hoăc kêu gọi cầu cứu – như theo sự hiểu biết của mọi người.  Vị Captain này đã được huấn luyện cùng với nhiều năm kinh nghiệm để nhận diện những nạn nhân đang bị ngộp nước (ông vốn là nhân viên cứu hộ). Trong khi đó kiến thức của người cha về hình ảnh người bị ngộp nước chỉ là qua màn hình nhỏ.  

Nếu bạn cùng một nhóm bạn ở gần nhau trong khu vực nước mở (tôi nghĩ sẽ đúng cho tất cả mọi người), bạn hãy để ý tới những người xung quanh. Hãy đừng chờ tới khi bé gái bật khóc tức tưởi “ba ơi” – mà trước đó bé gái không thể nào cất tiếng cầu cứu được.

Tôi (tác giả) không ngạc nhiên về câu chuyện trên vì tôi từng là một nhân viên cứu hộ bơi lội bờ biển. Thông thường chúng ta rất dễ hiểu lầm về sự âm thầm của nạn nhân khi họ đang bị ngộp nước: Chúng ta cứ tưởng nạn nhân sẽ phải vùng vẫy tay chân, nước bắn lên tung tóe và la hét hoảng sợ (y như diễn xuất của các diễn viên màn ảnh) và cho đó là dấu hiệu để chúng ta nhận biết, nhưng thực sự điều đó hầu như không xảy ra trong thực tế.

Trong các trường hợp đuối nước, người bị ngộp nước cố tránh khỏi bị ngộp thở trong nước, nhưng hầu hết họ không vẫy tay, không la hét, và ít khi thấy nước văng lên tung toé. Để có một khái niệm về nạn nhân đang trong tình trạng ngộp  nước trong âm thầm và không thể hiện sự hoảng hốt của họ, quí vị hãy để ý một thống kê sau: Số trẻ em tuổi 15 trở xuống (của Quốc gia chúng ta) bị chết đuối chiếm hàng thứ nhì (chỉ sau tai nạn giao thông đường bộ), và theo một dự đoán, có khoảng 750 trẻ em (sẽ) bị chết đuối trong năm tới, 375 trẻ em (sẽ) chết đuối trong khoảng cách 25 yards cách vị trí của cha mẹ hoặc người lớn đi kèm trẻ em đó. Khoảng chừng 10% trong số trẻ em (sẽ) bị chết đuối ngay trước mắt người lớn đi kèm mà người lớn đó không hề hay biết. 

“Nạn nhân bị ngộp nước nhưng có vẻ không giống như bị ngộp nước” có sự phản ứng như sau:
Ngoại trừ trường hợp hiếm hoi, nạn nhân bị ngộp nước không thể kêu cứu được bằng những động tác cụ thể. Bởi sự hô hấp được sáng tạo qua hơi thở, kế đó là phát âm (tiếng nói) qua hơi thở.  Sự hô hấp phải được thực hiện trước khi âm thanh được phát âm.

Do miệng của nạn nhân bị chìm dưới mặt nước, và khi miệng nhô được lên mặt nước lần nữa, thì do miệng của họ không thể ở lại lâu trên mặt nước, để vừa hít thở sau đó lại vừa la hét cầu cứu: Khi miệng của nạn nhân lên khỏi mặt nước, họ lập tức hít thở, và ngay lúc đó, miệng của họ lại chìm dưới mặt nước thêm lần nữa.

Nạn nhân không có khả năng vẫy tay ra hiệu. Theo bản năng tự nhiên, nạn nhân sẽ đưa tay lên ngang rồi đẩy xuống, mục đích để nâng đỡ cơ thể và miệng lên khỏi mặt nước, để cố hít thở không khí. Do vậy sẽ không kịp vẫy tay ra hiệu.
Thông qua “Phản Ứng Tự Nhiên Của Nạn Nhân Bị Ngộp Nước”, nạn nhân không thể nào tự điều khiển được tay chân: Thông thường khi nạn nhân đang gặp khó khăn trên mặt nước, họ không thể nào ngăn chặn được cơ thể của họ đang bị chìm dưới mặt nước, và họ cũng không thể nào điều khiển tay chân như: vẫy tay, kêu cầu cứu, di chuyển về phía bờ hoặc về phía nhân viên cứu hộ, thậm chí không thể điều khiển được tay chân để với lấy phao cứu hộ.

Nạn nhân (trong bài viết) vẫn đứng thẳng dưới nước nhưng không có vật gì để trợ giúp, ngoại trừ việc nạn nhân đã thoát hiểm bởi một người có hiểu biết về cấp cứu bơi lội: Những người bị ngộp nước chỉ có thể vùng vẫy trên mặt nước độ chừng 20 tới 60 giây trước khi bị chìm nghỉm.

Nhưng … không có nghĩa là một người đang gào thét và vùng vẫy tay chây loạn xạ là kẻ không gặp rắc rối – nạn nhân này đang trong tình trạng khủng hoảng. Không như sự phản ứng của tình huống kể trên, sự hoảng sợ về nước của người bị ngộp nước sẽ thoáng qua rất nhanh, và cũng không giống như nạn nhân kể trên, nạn nhân này vẫn có thể tự thoát hiểm. Họ sẽ chụp ngay lấy phao cứu hộ, thậm chí sợi dây phao cứu hộ. Với nhóm này, bạn hãy chú ý một số trong các dấu hiệu sau:

-Đầu thấp dưới mặt nước, miệng ngang mặt nước.
-Đầu ngửa ra sau và miệng mở rộng.
-Mắt ướt và mất thần, không làm chủ được mình.
-Mắt nhắm nghiền.
-Tóc phủ xõa mặt.
-Người đứng thẳng, không dùng chân đạp nước.
-Hơi thở nhanh và dồn dập.
-Cố gắng bơi theo một hướng nhưng cơ thể không thể di chuyển được.
-Cố gắng xoay để nằm ngửa trên mặt nước.
-Đạp chân như đạp xe đạp nhưng cơ thể không nổi trên mặt nước.

Nếu trường hợp một người rớt khỏi bong tàu, thoáng qua mọi chuyện trông có vẻ bình thường – nhưng bạn đừng có vội tìn tưởng như vậy.  Đôi khi dấu hiệu của một người đang bị ngộp nước lại không có vẻ gì đang bị ngộp nước. Nạn nhân trông có vẻ như đang đập tay chân trong nước và mắt hướng về bong tàu.  Có một cách kiểm tra là bạn lên tiếng hỏi nạn nhân: “Bạn có bị gì không?”. Nếu họ trả lời thì có thể họ không hề hấn gì.  Còn nếu nhân “trả lời” bằng cặp mắt đờ đẫn, ngay lập tức bạn phải giúp nạn nhân trong vòng dưới 30 giây.


Và tôi xin lưu ý với các bậc phụ huynh: Trẻ em đang chơi trong nước một cách ồn ào, bỗng đột nhiên nó yên lặng, thì bạn phải lập tức đến ngay nó và tìm hiểu lý do tại sao.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Tai nạn bờ biển. P1 - Phao cứu hộ phi truyền thống tại các bãi tắm

Đợt này báo chí đưa nhiều tin về tai nạn chết đuối và sự yếu kém của cứu hộ tại các bãi tắm biển ở Việt nam, trong đó nhấn mạnh việc các nhân viên cứu hộ (CHV) chưa chuyên nghiệp và trang, thiết bị thiếu thốn.

Với số tiền quá ít ỏi đầu tư cho đội cứu hộ, chúng ta không hi vọng CHV có mô tô nước (Jetski), phao cứu hộ tự hành điều khiển từ xa, phao cứu hộ bắn đi từ ống phóng, mà người ta đành chấp nhận rằng CHV chỉ cần có mỗi cái áo phao và phao tròn. Trong bài này, chúng ta hãy tạm cho là CHV đã được huấn luyện chuyên nghiệp và chuyên tâm, để nói về trang bị cứu hộ.

Khi phát hiện người bị đuối nước, CHV cần nhanh chóng tiếp cận nạn nhân, vì chỉ chậm nửa phút thôi là có thể hết cứu. Theo quy trình, CHV sẽ mặc áo phao hoặc ôm phao tròn, rồi bơi tới nạn nhân. Áo phao hoặc phao tròn sẽ dành cho nạn nhân nhưng cũng để đề phòng CHV bị đuối nước (biết đâu đấy, sóng to, dòng chảy mạnh khó lường).
Nhưng, rất tiếc, trong kỹ thuật bơi lội, để bơi được nhanh và bền, thì cơ thể (“cái body”) của CHV phải chìm, nhưng mặc áo phao hay ôm phao sẽ làm cơ thể CHV nổi lều bều, làm cho anh ta bơi bị chậm lại, rất chậm. Vậy có loại phao nào giúp CHV bơi chìm không? Còn nếu CHV cột sợi dây thừng quanh bụng để kéo theo chiếc phao tròn thì phao này sẽ cản nước rất dữ, vậy phải làm sao?

Phao của CHV là một kiểu túi hình dạng trái ngư lôi, bên trong lèn “hạt xốp”, có sợi đai nối giữa phao và “đai quàng chéo vai”. CHV quàng đai chéo qua vai rồi bơi đi, kéo theo chiếc phao – xem như phao không ảnh hưởng gì tới anh ta. Khi tới nơi, CHV dúi phao cho nạn nhân. Chắc chắn nạn nhân sẽ ôm cứng ngắc chiếc phao, CHV chỉ việc “thong dong” bơi vào, lôi theo chiếc phao cùng nạn nhân.
Chưa hết, khi nạn nhân đã ôm được phao và “ổn định tư tưởng” (hoặc nếu nạn nhân bất tỉnh), CHV sẽ cuộn chiếc phao vòng quanh ngực nạn nhân rồi dán hai đầu lại với nhau, thế là phao ngư lôi trở thành phao tròn truyền thống.
Chắc chắn đơn giá của phao ngư lôi không cao hơn phao tròn hay áo phao truyền thống (chưa cộng tiền sợi đai).


Vậy đấy, trong cùng một hoàn cảnh như nhau, người ta vẫn cứu nạn tốt hơn chúng ta, chỉ vì người ta chịu suy nghĩ.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Giữ ấm trong khi lặn: Cải tiến wetsuit và mũ trùm đầu

Bài của một vận động viên (sưu tầm, trích dịch)

Lạnh trong khi lặn là nguy hiểm bởi vì nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh giải nén(*). Nhưng gần gũi hơn, là nếu bị lạnh thì bạn sẽ không được thoải mái, và từ đó, có thể bạn sẽ làm một cái gì đó ngu ngốc.

1. Che đầu

Đầu là nguồn gốc của 20% (có tài liệu nói 40%) của sự mất nhiệt, mặc dù đầu chỉ chiếm 10% diện tích bề mặt cơ thể. Khi thân thể bị lạnh, các mạch máu ở tay, chân và dưới da co lại để bảo tồn nhiệt độ, nhưng cơ thể lại không làm thế với não, sẽ làm bạn bị mất nhiều nhiệt từ đầu. Mũ trùm đầu sẽ giữ nhiệt cho đầu.

Nhưng tôi (tác giả) lại không thích mũ trùm đầu vì nó vướng víu khi quay qua ngoái lại, và có thể xảy ra hiệu ứng “sợ phòng kín”. Bạn có thể dùng biện pháp thỏa hiệp là dùng loại mũ không che cằm, hoặc mũ không có phần trùm vai. Có thể sử dụng “mũ len” (ôm nửa đầu như mũ bơi lội) có quai vòng qua cằm.

2. Bàn chân

Có một lượng khá lớn máu đến sưởi nóng đôi chân, tới tận bàn chân của bạn. Một wetsuit(*) mỏng hơn vẫn có thể giữ ấm cho bạn nếu bạn giữ ấm đôi bàn chân.

3. Những chỗ rò rỉ

Wetsuit đã được thiết kế hợp lý với cổ áo ôm khít cổ bạn. Tuy nhiên, rò rỉ lớn nhất lại ở cổ áo. Thật khó mà không bị rò rỉ khi bạn quay đầu qua lại, uốn người lên xuống. Cổ áo sẽ hứng nước khi bơi về phía trước. Các lỗ khác như cổ chân và cổ tay không quan trọng lắm, vì nó không thẳng với hướng tiến của bạn.

Phần vai của mũ trùm đầu làm cho cổ áo được kín hơn, sẽ giảm được rò rỉ.  Đó có thể là lý do để bạn đội mũ. Có thợ lặn cắt phần đầu của mũ trùm và chỉ đeo phần vai cổ. Điều đó có thể cung cấp một cổ áo tốt hơn, linh hoạt hơn. Sau đó bạn có thể đội thêm chiếc “mũ len”.

4. Wetsuit ôm sát

Ngay cả khi bạn niêm phong tất cả các chỗ hở thì nó vẫn bị rò rỉ nếu wetsuit không phù hợp. Wetsuit phù hợp nhất sẽ ôm sát – như được dán liền cơ thể của bạn. Nhưng wetsuit lại có một số nếp nhăn ở nách và bẹn, phía sau đầu gối và ở phía trước cùi chỏ. Bất cứ khi nào bạn di chuyển cánh tay hay chân, những nếp nhăn sẽ co kéo và trở thành máy bơm, hút nước vào hoặc bơm nước ra. Khi nước bị hút vào cơ thể, nó sẽ thu nhiệt của cơ thể bạn. Khi nước bị bơm ra, nó mang nhiệt của bạn đi ra với nó. Đó là lý do tại sao gắn thêm miếng đệm lót (bên trong wetsuit) ở vùng cột sống sẽ làm cho bạn ấm hơn – không phải do wetsuit được tăng độ dày, mà vì nó lấp đầy chỗ rỗng dọc theo cột sống của bạn. Chỗ rỗng này sẽ là một máy bơm nước. Tại sao chúng ta lại không thử nghiệm?

Trong thực tế, nếu wetsuit mặc vô dễ dàng có nghĩa là nó quá rộng. Tất nhiên bạn cần độ lỏng của wetsuit để có thể thở và di chuyển, nhưng ôm sát là cần thiết. Wetsuit phù hợp phải có độ ôm sát như nhau tại mọi chỗ. Và sự phù hợp ở các vùng trong háng, nách và phía sau khuỷu tay của bạn là đặc biệt khó khăn. Khi mặc wetsuit, bạn hãy kéo nó lên thật sát háng, nách.

Wetsuit may đo là phù hợp nhất. Tiệm may đo (tác giả ở Mỹ) sẽ cho khách một wetsuit với các kích cỡ theo cơ thể. Khách yêu cầu thêm những tính năng khác cũng sẽ được thỏa mãn.

5. Nghỉ ngơi trên tàu

Nhiều thợ lặn lãng phí nhiệt độ cơ thể của họ trước khi nhập nước, sau đó lại đổ lỗi cho wetsuit. Không ai lại mặc chiếc áo khoác dày đi trong trời nóng. Nếu bạn mặc quá ấm trước và sau khi lặn, bạn sẽ mất nhiệt nhiều hơn trong khi lặn. Tổn thất nhiệt lớn nhất của bạn có khi lại xảy ra ở trên tàu. Bạn đang ướt và nước bốc hơi sẽ hút nhiệt của cơ thể, nhất là có gió thổi. Giải pháp là cởi wetsuit ra và khoác tấm khăn trong khoảng thời gian ở trên tàu. Hoặc ít nhất là lau mặt ngoài của wetsuit và khoác thêm một chiếc áo, thậm chí là áo mưa, để ngăn chặn gió.

6. Lặn nông hơn

Nước càng sâu càng có xu hướng lạnh, nhưng áp lực nước mới là vấn đề lớn. Khi xuống sâu, các bọt rỗng trong wetsuit (lớp cao su xốp) bị nén xẹp lại, làm giảm độ cách nhiệt của nó.  

7. Mua mới

Nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ và bạn vẫn lạnh, có thể wetsuit của bạn bị lỗi từ phía người sản xuất (lớp cao su xốp của wetsuit có vấn đề). Còn sau một thời gian sử dụng, wetsuit (lớp cao su xốp) bị tấn công bởi bức xạ mặt trời và hóa chất trong không khí. Lưu trữ wetsuit ở dưới một vật nặng đè lên còn tồi tệ hơn.

Sau bao lâu thì wetsuit bị hư? Nó phụ thuộc vào việc bạn lặn như thế nào, có thường xuyên hay không, quy trình lưu cất wetsuit của bạn ra sao ? Với nhiều thợ lặn thì 3 – 5 năm là thời gian sống hữu ích của wetsuit. Vào cuối đời của nó, tuy trông nó vẫn tốt nhưng nó sẽ không còn giữ cho bạn được ấm nữa.


(*) Xin xem tại Tự điển Lanbien ở trên cùng, bên phải trang tin này.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Tàu sân bay ngầm của Nhật trong thời thế chiến 2

Sau 63 năm từ khi bị đánh chìm, hai chiếc tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế để chở máy bay ném bom trong Thế chiến 2 đã được tìm thấy dưới đáy biển ngoài khơi Hawaii. 
(sưu tầm, trích đăng)

Chiếc tàu ngầm I-14 và I-201 của Nhật Bản bị Hải quân Mỹ thu giữ vào năm 1945, nhưng Mỹ đã đánh chìm chúng năm 1946, vì không muốn những tham số kỹ thuật này rơi vào tay đồng minh. Tổng cộng có 5 tàu ngầm của Nhật đã bị Mỹ thu giữ và đưa về Hawaii.

Được thiết kế giống như tàu sân bay (tàu nổi), I-14 và I-201 có thể chứa 3 máy bay Aichi, thủy phi cơ, ném bom hạng nhẹ, cánh gập. Ý thức được sự yếu thế về tàu nổi tại Thái bình dương, Nhật Bản mong muốn chúng sẽ tiếp cận bờ biển Mỹ, nổi lên và cho máy bay xuất kích trong trong vài phút.

Dài 122 mét, cao 12 mét, I-14 là tàu ngầm lớn nhất trong Thế chiến 2 và cũng là chiếc lớn nhất từng được chế tạo – cho tới khi tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đầu tiên được hạ thủy vào những năm 1960. I-14 có thể di chuyển trên hành trình dài 59.500 Km, tương đương 1,5 lần vòng quanh trái đất. Nó to gấp gần 3 lần so với các tàu ngầm khác vào thời điểm đó(*), I-14 có trọng tải 5.223 tấn, thủy thủ đoàn 144 người, hoạt động ở độ sâu tối đa 100 mét.

Chiếc thứ hai, I-201, là tiền thân của tàu ngầm tấn công ngày nay và di chuyển nhanh hơn so với tàu ngầm cùng thời. I-201 có hai thân ghép lại với nhau, lặn sâu 91 mét, vỏ ngoài bọc một lớp giống như cao su nhằm giảm tiếng ồn và tín hiệu thu ra-đa từ tàu chiến đối phương. I-401 là tàu đầu tiên được tìm thấy vào tháng 3/2005.

Vào năm 1946, khi Liên xô tỏ ra quan tâm tới các tàu ngầm này, Mỹ đã đánh chìm chúng ở độ sâu 823 mét ngoài khơi đảo Oahu.

Cục Quản lý Hải dương học và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã định vị được hai tàu ngầm I-14 và I-201 ở ngoài khơi đảo Oahu, Hawaii. Họ nói: “Nếu bạn nhìn vào tàu ngầm I-201, bạn sẽ thấy nó chẳng giống chiếc nào trong Thế chiến 2”. “I-201 giống tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh hơn. Còn I-14 là tiền thân của mẫu tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tầm thấp”.

(*) Về cấu tạo: Tàu ngầm là một vật thể thiết diện tròn (như điếu xì gà) nên nếu gắn thêm trên boong một “nhà kho” thì tàu rất dễ bị lật úp. Để chống lật, tàu “sân bay ngầm” này cấu tạo từ 2 tàu ngầm ghép cặp hông với nhau để tạo thành một chiếc “bè”. Trên mặt boong (mặt “bè”), họ ghép một “nhà kho” (trông giống như chiếc tàu ngầm thứ ba, nhưng ngắn hơn) đủ chứa 3 máy bay Aichi cánh gập. 

Khi tới địa điểm, tàu nổi lên mặt nước. Họ kéo máy bay ra, duỗi cánh, rồi dùng cần cẩu hạ từng chiếc xuống biển, và chiếc thủy phi cơ này cất cánh đi đánh mục tiêu. Ném bom xong, máy bay quay về hạ cánh xuống biển, sát bên tàu sân bay. Tàu cẩu chúng lên boong, gập cánh chúng và đẩy vào “nhà kho” – xong. Tàu lặn xuống, rút về căn cứ, để lại một mặt biển lặng ngắt, vô hại. 

Như vậy, tàu “sân bay ngầm” này thực chất là “kho hàng tự hành và cơ động dưới mặt nước”.

Có người cho rằng, để an toàn cho tàu sân bay, thì sau khi 3 máy bay cất cánh, tàu sẽ lặn mất tiêu luôn, khỏi chờ, bởi ném bom xong, máy bay sẽ đâm xuống một mục tiêu thay cho trái bom cuối cùng.

H1: Sơ đồ mặt cắt của một chiếc tàu ngầm quân sự - chỉ nhằm để bạn thiết kế thêm "kho chứa máy bay" trên boong.

H2: Đề minh họa cho máy bay cánh gập thời thế chiến 2, xin bạn xem hình họ đang cẩu chúng từ boong tàu (Mỹ) xuống cảng (hình như là cảng Việt nam vào năm 1953).

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Cá nhà táng cũng mắc bệnh giảm áp như thợ lặn

(Theo AP, trích dịch)

Khi lặn sâu, thợ lặn buộc phải hô hấp một lượng không khí đậm đặc hơn nhiều lần so với trên mặt nước. Phần oxy đậm đặc trong khí thở thì cơ thể hấp thụ hết, nhưng phần nitơ (khí trơ) đậm đặc thì ... không, và sẽ tồn đọng trong phổi, trong mạch máu, gây nên triệu chứng bội nhiễm nitơ.

Bệnh giảm áp(*) là bệnh do thợ lặn nổi lên quá nhanh, áp suất nước giảm nhanh khiến khí nitơ trong máu bị giãn nở tạo nên các bọt khí gây ngẽn mạch máu. Máu không được lưu thông sẽ khiến cho các mô bị đói ôxy. Khi hiện tượng này xảy ra trong xương và sụn, xương sẽ chết dần và quá trình không thể sửa chữa được. Kết quả là trên xương xuất hiện các lỗ rỗng và những thương tổn. Nếu sự cố giảm áp lặp đi lặp lại thường xuyên, vết thương sẽ mở rộng và cuối cùng là khoảng trống lớn trong xương.

Cá nhà táng có thể lặn sâu tới 3.200 mét trong đại dương và ở dưới đó tới 1 giờ. Người ta tin rằng chúng và các loài thú lặn sâu khác đã miễn dịch với bệnh giảm áp.

Nhưng Viện Hải dương học Woods Hole đã tìm thấy bằng chứng về chứng bệnh giảm áp trong xương của cá nhà táng và cả những tổn hại tương tự trong xương của một con có 111 năm tuổi. Điều này chứng tỏ cá nhà táng không hề được “miễn dịch” với hiệu ứng của việc lặn sâu, mặc dù phần lớn thời gian trong vòng đời 70 năm, chúng hì hụp ở những độ sâu cực lớn. 

Họ cho biết cá nhà táng dường như giảm tránh những thương tổn này bằng cách kiểm soát tốc độ đi lên bề mặt nước (tức lên chậm) và duy trì đủ thời gian hồi phục ở trên mặt nước.

(*) Xin xem tại Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.

H: Cá nhà táng đang "truy bắt" con mực khổng lồ (9 mét) cho bữa trưa của nó (chụp vào 15/10/2010).

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Thi lặn vo ở đảo Lý sơn

(Theo nongnghiep.vn, trích đăng)

Vào năm 1963, tại đảo Lý Sơn đã tổ chức cuộc thi Giải vô địch cúp quốc gia môn lặn vo, với ba môn: Lặn vo, lặn bộ (đi bộ dưới đáy biển) và thi nín hơi dưới nước. Có 33 thợ lặn ứng thí. Xã Bình yến có ba người: Bác Bùi Thượng đạt giải nhì môn lặn vo, giải nhất môn lặn bộ với độ sâu 27 sải tay (gần 40 mét); ông Lê Luân đoạt giải nhất môn nín hơi dưới nước với thời gian 20 phút. 

Bác Thượng kể: “Hồi nhỏ tôi đã lặn sâu 15 – 20 mét. Năm 17 tuổi, tôi chính thức thành thợ lặn và theo cha ra khơi. Hồi đó chưa có kỹ thuật lặn bằng bình hơi mà chỉ lặn vo. Trước khi xuống nước, thợ lặn phải đeo cục đá hoặc cục sắt để xuống, độ sâu có khi tới 70 – 80 mét. Tôi tập lặn để phụ giúp cha mẹ chứ đâu có nghĩ gì đến chuyện thi cử. Vậy mà cuộc thi năm ấy tôi đã đoạt cúp vô địch”. 

Bác Thượng cho biết: “Đến năm 65 tuổi tôi mới rời biển. Những năm về già tôi còn lặn được sâu đến 60 – 70 mét. Bây giờ lũ trẻ lặn có máy nén hơi và đồ chuyên dụng nhưng cũng chỉ đạt đến chừng ấy là cùng”.

Nghe thì vậy chứ người trong cuộc mới biết nghề lặn kiếm sống nguy hiểm đến chừng nào. Bác Thượng nói: “Hôm ấy tàu tôi ở Hòn Mắt. Khi xuống khoảng 50 mét nước, tôi thấy một cái động có hai tảng đá nằm hai bên như hai cánh cổng và một tảng thứ ba chắn giữa động. Lắng tai thì tôi nghe hòn đá ở giữa lay qua lay lại vang lên tiếng kút kít như tiếng võng đưa. Tôi rởn tóc gáy liền lặn ra, một thợ lặn khác ương bướng lặn sâu vô động, khi ra thì bị ngoẹo cổ sang một bên, tôi phải đưa anh ấy lên tàu rồi lập đàn cúng anh ấy mới khỏi. Trong động đó có nhiều cây hoa đá lắm, cũng ham vào, nhưng ông bà có dặn là dưới đáy của biển có nhiều thế giới riêng rất linh thiêng, đừng xâm phạm. Lần ấy tôi vâng lời ông bà nên mới thoát nạn”. 

H: Tới tận bây giờ, thợ lặn kiếm sống vẫn còn dùng máy bơm "phổ thông" để lặn.