(sưu tầm, trích)
Theo tổng kết của các huấn luyện viên bơi lội Tp.HCM (HLV), trong quá trình huấn luyện cho các VĐV bơi lội trẻ (VĐV), các HLV thường mắc những sai lầm sau:
A. Sai lầm về huấn luyện kỹ thuật.
1. Rút ngắn giai đoạn “học để bơi” (learning to swim) và chuyển nhanh sang giai đoạn “học để tập luyện” (learning to train) của VĐV. Nói cách khác, HLV xem trọng yếu tố tập luyện (training) hơn yếu tố giảng dạy (pratice), mong muốn VĐV phát triển về thành tích hơn là phát triển về kỹ năng.
2. Chưa xem trọng huấn luyện kỹ thuật toàn diện trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.
3. Trong sửa sai kỹ thuật, HLV chỉ tập trung vào việc cải thiện lực tiến (động tác đẩy nước, khủyu tay cao khi tỳ nước,…) chứ chưa để ý đến việc giảm bớt lực cản (thân người nhấp nhô, tay vào nước tạo nhiều bọt sóng, …). VĐV sẽ hiểu là “muốn bơi nhanh hơn thì phải quạt tay mạnh và đập chân nhanh hơn”.
4. Chưa chú ý đến trình độ phát triển của VĐV (trình độ sức mạnh, độ mềm dẻo, khả năng tiếp thu kỹ thuật, …) khi sữa chữa kỹ thuật động tác. Đa số HLV buộc VĐV thực hiện kỹ thuật theo ý của mình chứ không phải đúng với đặc điểm VĐV.
5. Tập trung vào tần số động tác chứ chưa chú ý đến độ dài của bước bơi. VĐV chỉ “cắm đầu cắm cổ” bám theo bọt sóng chân của VĐV phía trước mà không để ý đến động tác vươn duỗi dài của động tác tay về trước.
6. Sử dụng các công cụ tập luyện và bài tập không hiệu quả về mặt kỹ thuật. Ví dụ: bơi bàn quạt quá nặng nên VĐV không đẩy nước thẳng ra sau được; “bơi kéo xô” quá nặng nên VĐV không thể duy trì tư thế nằm ngang được; bơi kẹp ván nên VĐV trẻ không nghiêng người được (trong bơi tự do, bơi ngửa). Nguyên tắc chung khi sử dụng các bài tập là “không được phá hỏng kỹ thuật của VĐV hoặc làm hạn chế việc thực hiện kỹ thuật đúng của VĐV”.
B. Sai lầm về huấn luyện thể lực.
1. Cho VĐV trẻ tập dụng cụ quá nhiều và quá nặng.
2. Chưa chú ý phát triển mềm dẻo.
C. Sai lầm trong phương pháp huấn luyện.
1. Bơi bướm quá nhiều. Nhiều HLV xem đây là một biện pháp tăng cường sức mạnh dưới nước, hay một biện pháp “trừng phạt” VĐV. Thật ra, nó chỉ có “tác dụng” làm phá hỏng kỹ thuật của VĐV.
2. Phạt VĐV “bật cóc” quanh hồ. Biện pháp này có hại đến khớp gối và dây chằng quanh gối của VĐV.
3. Tập ngày nào cũng nặng, tập tuần nào cũng nặng (vì không nắm quy luật hồi phục của các hệ thống năng lượng). HLV thường la mắng VĐV “tại sao bơi chậm thế?” mà không biết rằng nguồn năng lượng glycogen dự trữ của VĐV đã cạn kiệt rồi, còn sức đâu nữa để mà bơi nhanh.
4. Xem khối lượng là yếu tố hàng đầu để nâng cao trình độ cho VĐV (lượng vận động cao đồng nghĩa với khối lượng cao). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cường độ là biến số huấn luyện quan trọng nhất, tiếp theo đó mới là mật độ và khối lượng.
5. Chưa chú ý đến tỉ lệ hợp lý giữa huấn luyện sức bền và huấn luyện tốc độ đối với VĐV các nhóm tuổi. Tập luyện sức bền đối với VĐV trẻ giúp tăng thể tích tâm thu (tăng kích thước tim), còn tập luyện tốc độ sẽ làm cho thành cơ tim của VĐV dày lên, hạn chế đến việc phát triển kích thước tim sau này.
Hình: Croizon, VĐV cụt tứ chi, ngày 18/9/2010 đã bơi qua eo biển Manche trong 13g30 với quãng đường 35km (xem thêm hình trong bài "Lặn trong tăm tối").
3 nhận xét:
A.người Pháp hên! Trong kế hoạch anh sẽ bơi từ Pháp sang Anh trong 24 giờ. Anh ta cũng chọn thời điểm có thời tiết, dòng chảy thích hợp vì trước đó có nhiều VĐV xịn bơi qua trong 33 giờ hoặc hơn.
Anh ta hôm đó đã gặp dòng chảy thuận lợi nên hết có 13 giờ 30 phút.
Dù thế nào đi chăng nữa, những người bơi qua eo biển đều là người có nghị lực thép.
Với một con người cụt cả tứ chi như anh ta thì thật quá sức tưởng tượng, đáng để cả thế giới khâm phục.
mình muốn hỏi thêm về những sai lầm trong huấn luyện bơi lội hiện nay cụ thể hơn là cách khắc phục những sai lầm đó.
Chào nghia nguyen.
Tui không phải là HLV, cũng không phải là VĐV bơi lội chuyên nghiệp, cũng không cộng tác, liên hệ với một CLB nào, nên tui không biết gì hơn. Rất tiếc.
Khi ghé hồ bơi, tui lâu lâu có quan sát việc dạy bơi cho bá tánh, thấy các HLV chỉ dạy học trò theo kỹ thuật của cái thời mà chính anh ta (HLV) cũng chưa được sanh ra.
Đăng nhận xét