Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Các loài cá biển có uống nước không

(Theo Những bí ẩn quanh ta”)

Các loài cá biển, trước hết là các loài động vật có vú sống ở biển, đều sống trong môi trường nước mặn, tức môi trường hoàn toàn không có nước ngọt. Vậy phải chăng do quá trình tiến hóa mà chúng không có nhu cầu về nước ngọt? Còn nếu chúng cần thì chúng kiếm đâu ra?


Các loài động vật có vú sống ở biển chủ yếu dựa vào lượng nước có trong thực phẩm chúng ăn, chứ không phải uống. Ví dụ thức ăn chủ yếu của cá heo là các loài tôm, cá. Một tỷ lệ rất lớn mô cơ thể của tôm và cá là nước. Cá voi có răng thường ăn mực và cá lớn, trong khi cá voi sừng tấm nuốt một lượng lớn nước biển, và chắt lại thức ăn thông qua cấu tạo tấm sừng ở miệng, một bộ phận giống như cái lược chải tóc.


Đối với các loài cá "thực sự”, chúng hấp thụ nước thông qua bề mặt cơ thể. Mang và các lớp mô cho phép chuyển nước theo cách thẩm thấu. Vì nước biển có hàm lượng muối cao hơn hàm lượng muối trong cơ thể cá, nên lớp mô bán thấm này sẽ cho phép nước đi qua mà giữ phần lớn muối ở lại bên ngoài. Sau đó cá phải dự trữ lượng nước ngọt đã qua xử lý này, vì vậy chúng thải ra rất ít (tức gần như không “đi tiểu”) – chúng dùng rất ít nước cho quá trình dị hóa.

Không có nhận xét nào: