Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Lặn giúp giảm căng thẳng và khởi động các động lực bảo vệ cơ thể

(Theo Tiếng nói nước Nga, trích dịch)

Các nhà khoa học St Petersburg, Nga, qua nhiều năm nghiên cứu các động vật có vú biết lặn, đã đi tới kết luận rằng, ngụp lặn trong nước lạnh giúp giảm bớt căng thẳng và khởi động các động lực bảo vệ cơ thể. Họ quan sát rái cá, hải ly, chuột nước và hàng loạt động vật có vú biết bơi lặn khác. Giống với con người, khi đắm mình trong nước lạnh, các động vật cũng chịu hàng loạt tác động cực đoan. Nhờ giai đoạn tiến hóa dài, chúng đã tôi luyện cho bản thân cơ chế bảo vệ hệ thống tim mạch.

Khi lặn vào nước, các động vật chuyển sang chế độ tiêu thụ tiết kiệm oxy, nhịp tim đập chậm lại và lưu lượng máu tuần hoàn cũng giảm. Cơ thể tái phân phối máu từ các chi đổ về những cơ quan không thể thiếu oxy là tim và não. Quá trình ngược lại diễn ra khi động vật bơi ngoi lên bề mặt nước: máu rút bớt khỏi não và tim, phân bổ đều khắp các cơ quan của cơ thể.

Cơ chế điều tiết này cũng có ở con người (nhưng đã bị con người lãng quên khi trở thành “động vật trên cạn”), gọi là “phản xạ lặn”. Các bác sĩ ghi nhận trong quá trình ngụp lặn, tần số nhịp tim sẽ giảm –có thể tới một nửa, hay nói cách khác tức là hiệu quả hô hấp tăng, hay nói cách khác “đánh thức phản xạ lặn”. Ngoài ra, phản xạ lặn kích hoạt cơ chế bảo vệ chống căng thẳng và hạn chế tiết ra quá nhiều Adrenaline dẫn tới làm suy nhược cơ thể. Tất nhiên trước khi tập lặn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, đặc biệt là xác định chế độ và tần số lặn. (Tần số: số lần phải tác động trong một khoảng thời gian xác định).

Với những người không có điều kiện đi lặn thì, đơn giản hơn, có thể ngâm mặt trong nước lạnh nhằm giúp giải phóng khỏi chuyện nhịp tim đập nhanh, xóa căng thẳng và nâng sức miễn dịch. Phương pháp này hỗ trợ những người bệnh bị hạn chế tập luyện thể dục. 

Không có nhận xét nào: