Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Những lưu ý khi lặn sâu (P1)

(Sưu tầm, trích dịch)

Lái xe với tốc độ 130 mile/h và lặn sâu 130 feet có điểm chung là sẽ tiếp cận nỗi nguy hiểm một cách nhanh chóng. Dưới độ sâu khá sâu, bình khí của bạn sẽ hết đi rất nhanh. Nhưng không giống sự liên tiếp xuất hiện các cột điện khi bạn chạy xe hơi, lượng khí trong bình là tàng hình, ngay cả khi bạn thường xuyên xem đồng hồ đo khí, vì bạn có thể không hình dung các chữ số của đồng hồ sẽ “xuống” nhanh tới mức nào. Bạn thậm chí có thể không nhận ra trang thái cơ thể bạn đang biến đổi như thế nào: nước ấm, trong vắt, nên tại độ sâu 130 feet bạn cảm thấy dễ chịu như đang ở 30 feet. Thêm hiệu ứng blissed từ lí do bị ngộ độc nitơ, và đầu mối gây nguy hiểm cho bạn lại có thể xuất phát từ cách ngậm mồm thở của bạn. 
Mặc dù có nhiều nguy hiểm khác khi ở độ sâu, đi lên cấp tốc chắc chắn là tai nạn nghiêm trọng nhất.

1. Thực hành lặn.

Chìa khóa để bạn đang quen lặn ở độ sâu 60 feet chuyển sang lặn 130 feet không phải là sự nhảy vọt. Thay vào đó, bạn cần tăng dần dần độ sâu tối đa của bạn. Bạn không nên lập kỉ lục gia số độ sâu hơn 10 feet sau mỗi cú lặn. Nói cách khác, bạn hãy cảm thấy thực sự thoải mái và thư giãn ở độ sâu tối đa hiện tại của bạn, ví dụ 80 feet, khi đó bạn hãy lặn 90 feet.

Gia số 10 feet có vẻ như quá nhỏ chăng? Nó sẽ là 5 lần lặn để bạn chuyển từ 80 feet đến 130 feed. Tuy nhiên, bạn đang bước vào lãnh thổ chưa được bạn khám phá. Trước tiên, bạn không biết được sự tiêu thụ không khí của bạn thực sự sẽ tăng lên bao nhiêu. Về mặt vật lý, sự tiêu thụ khí ở 130 feet sẽ là cấp số nhân so với khi ở bề mặt. Khí thở ở độ sâu đặc hơn, vì vậy bạn sẽ thở tốn khí hơn. Nhưng có những yếu tố khác nữa:

Bạn sẽ có một chút lo lắng mà bạn không nhận ra, sẽ làm bạn thở gấp, thở nông, và gây lãng phí. Mệt mỏi và CO2 cũng thúc đẩy nhịp thở của bạn. Thế là bạn rơi vào một vòng phản hồi: thở nông, lãng phí khí thở, lại thở nông hơn, lại lãng phí khí thở hơn nữa, cuối cùng là hết khí thở quá nhanh.  

Thứ hai, sự căng thẳng của bạn sẽ trở nên tệ hơn một khi hơi thở của bạn gặp khó khăn. Lo lắng và hoảng loạn có thể xuất hiện mà không cần một lý do nào. Lúc đó bạn có thể thuyết phục được bản thân bạn không?

Thứ ba, bạn đang đi vào độ sâu – nơi dễ xuất hiện trạng thái say nitơ. Đó là một nguy cơ nghiêm trọng. Nó có thể gây ra hưng phấn quá mức, thay vì lo lắng. Trong cả hai trường hợp, trạng thái say nitơ có thể làm cho bạn bỏ qua tất cả các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

2. Kế hoạch lặn.

Cuộc họp lập kế hoạch lặn sâu quan trọng hơn nhiều so với những kế hoạch lặn mà bạn đã quen biết. Máy tính lặn đã làm nhiều người lười lập kế hoạch. 

Một thói quen xấu là chỉ dựa vào máy tính để biết sẽ phải làm gì. Thay vì dựa vào nó, bạn cần biết trước là bình 90 feet khối của bạn sẽ cung cấp không khí cho bạn được bao lâu. Bạn cần có một kế hoạch dự phòng. Van Velson, bạn tôi, nói: Nếu bạn muốn xuống 90 feet, bạn cần có một kế hoạch dự phòng cho trường hợp bạn ngẫu nhiên bị rớt xuống 100 feet hay 110 feet. Như vậy trong lúc lặn 90 feet, nhưng nếu bạn bị rớt xuống 100 feet thì bạn mới biết bạn sẽ có thể ở lại đó được bao lâu.

Điều gì sẽ hạn chế lặn sâu: Bạn sẽ không đủ không khí thở? Việc này phụ thuộc vào bạn, vào máy tính và chiều sâu bạn cần xuống. Ai sẽ nhận được điều này đầu tiên, bạn hay bạn lặn của bạn? Bạn muốn có 500 psi khí dự phòng, nhưng làm thế nào để bạn có được nhiều khí dự phòng hơn? 

Một số thợ lặn sử dụng “quy tắc một phần ba” (thường được áp dụng cho cuộc lặn thâm nhập hang động). Một phần ba khí để đi tới, một phần ba cho để đi về, và một phần ba còn lại cho cú đi lên có dừng giải áp an toàn(*) và dự phòng cho bất kỳ sự chậm trễ nào mà bạn có thể gặp phải. Nghĩa là bạn xài chai chứa 3.000 psi khí, thì sẽ đi về khi chai còn 2.000 psi, và bắt đầu đi lên khi chai còn 1.000 psi. Khi đi lên, bạn hãy tiêu tốn 100 psi khí cho mỗi 10 feet đi lên, không kể 500 psi dự phòng “nguội”.

3. Chuẩn bị lặn.

Bạn hy vọng tăng giới hạn chiều sâu tối đa của bạn bằng cách liên tục tăng thêm 10 feet mỗi lần lặn mà không hề bị rủi ro. Bạn hãy nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước. Mệt mỏi sẽ dẫn tới DCS(*), mê man nitơ, và có lẽ nguy hiểm hơn – đó là gia tăng sự bất cẩn, sự lo lắng và hoảng loạn. Bạn cần có kế hoạch vào buổi tối cho cú lặn sáng mai. 

Cần hạn chế rượu và cà phê bắt đầu từ tối hôm trước. Mất nước cũng làm tăng nguy cơ DCS và dẫn đến mệt mỏi sớm hơn.

Cần lặn trong vùng màu xanh của máy tính lặn của bạn.

Điều kiện lặn hôm nay là gì? Nhưng nếu lúc này tầm nhìn kém, nước khá lạnh hoặc xuất hiện dòng chảy mạnh, thì đây có thể không phải là một ngày để bạn xuống sâu thêm 10 feet.

Bạn hãy chuẩn bị thiết bị và kiểm tra lẫn nhau một cách cách cẩn thận hơn bình thường. Trước khi xuống nước, nhóm cần thông qua kế hoạch lặn một lần nữa, sau đó nhìn vào mắt nhau để xem bạn mình có thoải mái không. Nếu có nghi ngờ, nhóm nên hủy bỏ chuyến lặn, và không nên ngần ngại làm như vậy vì bất kỳ lý do nào.

(*) Xin xem trong "Tự điển Lanbien" ở trên cùng bên phải trang tin này. 
(còn nữa)

Không có nhận xét nào: