Yết
Kiêu, một danh tướng đời nhà Trần, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên-Mông hồi thế kỷ 13. Theo nhiều người thì ông là Tổ của đặc
công nước Việt nam.
Hồi
đó đặc công nước của Yết Kiêu dùng kỹ năng lặn vo, nhưng riêng ông, nếu thợ lặn
ngày nay dùng bình khí nén, thì theo truyền thuyết, Yết Kiêu gắn ở mũi chiếc
lông trâu thần – một “thiết bị lọc oxy hòa tan trong nước” – do thánh thần cung
cấp, vì vậy ông dễ dàng ở nhiều giờ dưới mặt nước.
Sách
nói rằng, (binh sỹ của) Yết Kiêu đã lặn xuống đục thủng hàng loạt thuyền địch,
nước tràn vào làm nhiều thuyền bị đắm. Về việc này, chúng ta có thể làm một thử
nghiệm sau: Cho thợ lặn lặn xuống, dùng búa và đục để đục vách gỗ và sẽ thấy rất
khó khăn, đặc biệt là với gỗ “tứ thiết”. Đặc công nhà Trần cũng sẽ gặp khó khăn
như vậy, chưa kể vừa đục xong là nước ào ạt chảy vào, lính canh sẽ lập tức phát
hiện và kịp thời trám vá. Vậy
Yết Kiêu dùng khoan tay chăng?
Khoan tay thì có lẽ thích hợp, nhưng dù với một chục lỗ khoan cho một thuyền, thì nước tràn vào không được bao nhiêu, và tới khi địch biết, chúng chỉ cần nút lỗ khoan lại rồi tát nước ra là xong. Xảm vết nứt, lỗ thủng ở tàu thuyền là kĩ năng thông thường của thủ thủy thời xưa. Vậy Yết Kiêu đã thực hiện như thế nào?
Khoan tay thì có lẽ thích hợp, nhưng dù với một chục lỗ khoan cho một thuyền, thì nước tràn vào không được bao nhiêu, và tới khi địch biết, chúng chỉ cần nút lỗ khoan lại rồi tát nước ra là xong. Xảm vết nứt, lỗ thủng ở tàu thuyền là kĩ năng thông thường của thủ thủy thời xưa. Vậy Yết Kiêu đã thực hiện như thế nào?
Chúng
ta tạm xây dựng kịch bản như sau :
Ban
đêm, Yết Kiêu cùng toán đặc công nước bí mật tiếp cận thuyền địch, chia nhau dùng
khoan tay khoan gần gãy trục bánh lái của một nhóm chiến thuyền. Sáng ra, tới
giờ G, Hải quân nhà Trần tấn công dồn dập, tập trung đánh mạnh vào nhóm thuyền
đã bị “xử lí” trục bánh lái. Hạm đội địch cơ động chống trả, và một lúc sau,
các thao tác lái thuyền sẽ vặn gãy những trục bánh lái đã bị “xử lí”. Giữa lúc pháo,
tên nỏ, hỏa pháo bắn sang như mưa, lính đối phương chuẩn bị xáp lá cà, mà
thuyền đột nhiên mất lái thì … thua và … thua. Rồi khi một loạt chiến thuyền bị
tiêu diệt một cách quá nhanh chóng thì binh sỹ trong Hạm đội Nguyên-Mông sẽ hoảng
loạn, dẫn tới thất bại trên toàn mặt trận.
Dĩ
nhiên đây không phải là biện pháp duy nhất áp dụng trong chiến dịch này.
Dĩ nhiên Yết Kiêu sẽ phải thử nghiệm để xác định xem phải khoan bao nhiêu lỗ và khoan vào những điểm nào để đạt hiệu quả theo đúng ý đồ tác chiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét