Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Đã từng có một nền văn minh dưới đáy biển? (P2)

Các cấu trúc kim tự tháp Yonaguni:

Được đánh giá bởi một số nhà khoa học là khám phá khảo cổ học của thế kỷ, các cấu trúc tình cờ được phát hiện ở vùng bờ biển Nhật Bản cho thấy kiến trúc cổ trong dạng thức những cây cột trụ, những hình lục giác, những cầu thang, những đại lộ, những hành lang cuốn và cả một kim tự tháp có bậc thang.

Trong khi hầu hết những kẻ bảo thủ cho rằng các cấu trúc Yonaguni là sản phẩm của hoạt động địa chất lớn của khu vực, những góc xác định của những tảng đá và sự sắp xếp của chúng trong mối liên hệ lẫn nhau cho thấy địa điểm này có thể là di tích của một thành phố đã bị ngập chìm.

Bằng chứng ủng hộ lập trường này bao gồm cấu tạo hóa học của những tảng đá phấn (không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), 2 lỗ cửa sâu khoảng 6,5 bộ sát ngay các cấu trúc này – mà không nhà khảo cổ học nào dám phân loại chúng như là một kiến tạo tự nhiên. Toàn thể thành phố ngầm của Yonaguni được ước tính bởi một số chuyên gia ít nhất khoảng 10.000 năm tuổi.

Khảo cố học đại dương chỉ mới trở thành một ngành học thuật khả dĩ trong vòng 50 năm trở lại đây với sự xuất hiện của thiết bị lặn dùng khí nén. Theo nhà khảo cổ học đại dương Tiến sĩ Nick Flemming, ít nhất 500 địa điểm nằm ngầm dưới mặt nước biển là những phần còn lại của một vài dạng cấu trúc hay đồ tạo tác nhân tạo đã được tìm thấy khắp thế giới. Một vài tính toán cho thấy gần 1/5 những địa điểm này là nhiều hơn 3.000 năm tuổi.

Tất nhiên, một số địa điểm đã bị cuốn sạch bởi các trận lụt, nhưng những địa điểm khác có thể được tìm thấy tại đáy biển thông qua các dịch chuyển kiến tạo địa chất. Bởi nhiều nơi trong số này lúc ban đầu được xây dựng trên những vùng đất khô ráo vững chắc. Trái Đất về mặt địa lý có thể khác hẳn so với những gì chúng ta biết hiện nay.

Hình: dưới đáy biển Nhật bản - các di tích được cho là do con người làm ra.

Không có nhận xét nào: