Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Đã từng có một nền văn minh dưới đáy biển? (P1)















Có một giả thuyết nhân loại học cho rằng trên Trái Đất đã từng tồn tại một loài người tiền sử có trình độ phát triển kỹ thuật cao. Một vài bằng chứng khẳng định rằng những người tiền sử này đã sở hữu một nền khoa học kỹ thuật cao hơn so với tưởng tượng của chúng ta. Nhiều bằng chứng ủng hộ cho ý tưởng này là việc khám phá ra nhiều vết tích thành phố cổ đại nằm dưới đáy các đại dương.
Những trường hợp đáng ngạc nhiên như những cấu trúc kim tự tháp Yogaguni ở vùng bờ biển Nhật Bản, hay thành phố ngầm “Mega city” được tình cờ khám phá ở bờ biển Đông Bắc Cuba, khiến các nhà nghiên cứu liên hệ đến những điều từng một thời chỉ được xem như những thần thoại địa lý – những câu chuyện kể như về vùng đất Atlantis, lục địa Mu, hay vùng đất Thule. Việc cứ một vài năm lại khám phá ra thêm một công trình dưới biển ủng hộ cho giả thuyết về đế chế tiền sử này.

Kiến trúc đô thị ở một thời đại không thể tin nổi

Một ví dụ điển hình của các tàn tích khảo cổ học mô tả ở trên được tìm thấy tại độ sâu 120 bộ dưới mực nước biển tại vịnh Cambay bờ biển Tây Ấn Độ. Thành phố này tình cờ được khám phá trong một cuộc điều tra nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường, theo ước đoán có thể tồn tại từ cách đây khoảng 9.000 năm.

Dùng một máy dò siêu âm, các nhà nghiên cứu đã nhận diện các cấu trúc hình học xác định ở độ sâu khoảng 120 bộ. Tại hiện trường, họ khám phá ra những vật liệu xây dựng, đồ gốm, các mảng tường, những bồn chứa, những tác phẩm điêu khắc, xương và răng người. Các giám định niên đại bằng phóng xạ Cacbon C14 chứng tỏ những mẫu vật này khoảng 9.500 năm tuổi. Trước đó, những nhà nhân loại học nghĩ rằng vùng này không tồn tại nền văn minh nào có 2.500 năm trước công nguyên trở về trước. Thành phố này còn cổ hơn cả nền văn minh Harapa, một thời được tin rằng là nền văn minh cổ nhất tiểu lục địa Ấn Độ.

Một trường hợp khác, vào năm 1967, khi tàu ngầm nghiên cứu thăm dò Aluminaut ngẫu nhiên khám phá ra một “con đường” nằm dưới vùng bờ biển Florida, Georgia, và Nam Carolina. Tại độ sâu gần 3.000 bộ, con đường trải dài hơn 15 dặm. Con đường được lát bằng một loại hỗn hợp (kiểu như xi măng) từ nhôm, silic, canxi, sắt, manhê. Việc thăm dò khu vực này đã khám phá ra một loạt những kiến trúc làm bằng đá nguyên khối tại một đầu của con đường. Công nghệ nào kiến tạo ra con đường lát đá từ 10.000 năm trước?

Một khám phá xảy ra vào năm 2004. Sóng thần đánh vào các bờ biển Đông Nam Á đã bóc ra hàng tấn cát khỏi bờ biển Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch cát bụi bao phủ nhiều năm dẫn đến việc khám phá ra thành phố cổ bí ẩn của Mahabalipuram. Theo huyền thoại địa phương, thành phố Mahabalipuram đã gánh chịu một cơn lũ lớn, nhấn chìm nó trong vòng một ngày cách nay 1.000 năm, khi những vị Thần trở nên ghen tị vì vẻ đẹp của nó. Huyền thoại địa phương kể rằng 6 ngôi đền bị ngập nước, nhưng ngôi đền thứ 7 vẫn còn nằm trên bờ biển. Một đội 25 thợ lặn từ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) đã thăm dò khu vực bao quanh bao phủ bởi những cấu trúc nhân tạo, nằm tại độ sâu khoảng từ 15 đến 25 bộ dưới mặt nước biển. Quy mô của những đống đổ nát ngầm dưới đáy biển bao phủ vài dặm vuông, cách bờ biển khoảng 1 dặm. Đánh giá về niên đại của kiến trúc này là khoảng từ 1.500 đến 1.200 tuổi, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể lên đến 6.000 tuổi.

Hình: dưới đáy biển ở Nhật bản - các di tích được cho là do con người làm ra .

Không có nhận xét nào: