Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Đặc công nước: P1 - Kĩ thuật tiếp cận gài mìn

Trong giới thợ lặn, có một lực lượng mà chỉ cần xét về mặt kĩ thuật thôi cũng đã rất đặc biệt rồi, đó là Đặc công nước Việt nam.
(bài của một cựu đặc công nước - trích)

… Cái khó là vận chuyển thuốc nổ, phải làm thế nào để khối thuốc nổ không nổi trên mặt nước mà phải ở lưng chừng mặt nước để địch không phát hiện. Lúc đầu vận chuyển bằng phao, sau chúng tôi gò thùng tôn, hàn kín và làm một lỗ để điều khiển nước vào bằng cái “lưỡi gà”. Quả mìn nổi thì cho nước vào và nếu chìm sâu thì hút nước ra. Chiến sĩ đặc công nước (đánh đêm) khi xuống nước ngậm ống thở dài chừng 30cm bằng một ống tre nhỏ, một đầu có “ngoàm” ngậm vào miệng, đầu kia nổi lên mặt nước 2-3cm, nghi trang bằng bèo lục bình.

Trong những năm chiến tranh, nơi vàm sông Bến Tre ra sông Hàm Luông, tàu chiến Mỹ thường tập trung rất đông, vì mực nước ở đây sâu, lòng sông rộng, địa hình trống trải, từ đây tàu địch có thể cơ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra trên một khu vực rộng lớn.

Tổ đặc công nước do Hoàng Lam chỉ huy nhận được lệnh đánh tàu 883, dài 110m, rộng 25m - một cơ xưởng nổi sửa chữa tàu - đang đậu tại đây. Địch canh phòng rất cẩn mật. Giữa dòng chảy xiết của sông Hàm Luông, chúng bố trí đèn pha cực mạnh có thể phát hiện những vật di động lớn nhỏ trên mặt nước. Cứ năm phút, lính gác ném xuống quanh tàu lựu đạn và mìn hơi. Chúng còn dùng dòng điện cực mạnh phóng xuống nước đề phòng đặc công đột nhập cụm tàu đang bỏ neo. Trên bờ sông có bót Giồng Xoài, do một đại đội bảo an phối hợp cùng mật vụ canh gác khu vực này, nhằm ngăn chặn sự thâm nhập từ bờ.

Sau nhiều đêm nghiên cứu, tận tay xem xét vỏ tàu, đêm 23/11/1967, tổ đặc công nước đã vượt qua các màng lưới bố phòng của địch, kể cả máy bay trực thăng rọi đèn từ trên cao và các tàu tuần tiễu quần đảo, đưa khối thuốc nổ 200 kg áp vào thành tàu (gần khu vực buồng máy của tàu). Đúng 2 giờ, một tiếng nổ long trời dội vào tận thị xã và vùng phụ cận. Một nước cao ngất phụt lên không trung. Lửa cháy lan cả một khúc sông. Tàu 883 cùng 10 chiếc tàu nhỏ đậu xung quanh bị nhận chìm xuống dòng nước Hàm Luông.

P2 sẽ nói thêm về kĩ thuật tiếp cận này (trích từ bài của một cựu đặc công khác).
Hình: Đặc công Rừng Sác trên đường ra trận.

3 nhận xét:

ComputerBoy nói...

Híc, ở SG, cháu đang muốn đi thăm chiến khu Rừng Sác mà đang chưa biết đi thế nào. Cháu thì di chuyển bằng xe đạp, còn muốn vào chiến khu thì chỉ có 1 cách là đi xuồng...

HCQuang nói...

ComputerBoy.
Nỗi sợ của đặc công Rừng Sác không phải là Mỹ Ngụy, mà là cá sấu. Ở khu di tích Rừng Sác có tượng đài - ở dưới hồ nước - mô tả chiến sĩ đặc công đánh cá sấu. (Theo báo chí thôi, chứ chú vẫn chưa tới đó tham quan)

ComputerBoy nói...

> Nỗi sợ của đặc công Rừng Sác không phải là Mỹ Ngụy, mà là cá sấu.
Mèn, chú Quang nói cái câu này nghe sao "quen quen"?!

Đang tính hỏi chú cách đi đứng thế nào thì...

> Theo báo chí thôi, chứ chú vẫn chưa tới đó tham quan
Híc, thì ra cái câu "quen quen" đó chú "chôm" ở trên mạng xuống :p Nói gì chứ cái tượng đó thì cháu thấy quen mắt rồi, chỉ có điều là chưa được đặt chân tới nơi thôi :(