Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Lặn trong tăm tối – chuyện ở Phá Tam giang

(sưu tầm, trích)

Ông Nguyễn Dê, 66 tuổi, ngư dân xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế xưa, là người từng chèo đò đưa du kích, vận chuyển lương thực vượt phá Tam Giang. Sau chiến tranh, ông là ngư dân giỏi trong việc đánh cá, lặn trìa trên đầm phá. Ông bị mù hai mắt từ nhỏ.

Lên 9 tuổi, ông bị mù. Lên 10 tuổi, ông theo cha mẹ đánh cá trên phá Tam Giang. Năm ông 18 tuổi (1964) thì chiến tranh bắt đầu ác liệt, xã Vinh Giang trở thành căn cứ cách mạng trong lòng địch. Đêm đêm ông cùng 3 người em đưa du kích, vận chuyển lương thực vượt phá Tam Giang. Vào một đêm cuối năm 1968, đò của ông bị địch bắn chìm. Các ông nhảy xuống nước lánh đạn. Ông kể: “Trời mùa đông nước lạnh như đá, tui mù không thấy đường nên khi nhảy xuống nước là cứ lặn một hơi dài sau đó theo cảm tính mà bơi vào bờ. Phải hai tiếng đồng hồ bơi, lặn trên phá tôi mới lên tới bờ”.

Chiến tranh đi qua, ông trở về cuộc đời ngư phủ trên phá Tam Giang. Nói về tài lặn trìa thì ở xã Vinh Hưng chưa chắc có người nào bằng ông. Mỗi ngày ông mò được gần 40 kg trìa đem về bán. Bà con cho biết: “Ông mù nhưng lặn giỏi lắm. Ai đánh rơi đồ đạc hay lưới vướng cây dưới nước đều nhờ ông lặn mò”. Cách đây hai năm, ông đắp hồ (hơn 1 ha) nuôi cua cá trên phá Tam Giang. Ông thuê 20 nhân công về làm nhưng vẫn ra lặn mò đất đắp bờ cho đỡ ngày công.

Hình: ông Nguyễn Dê và vợ trên Phá Tam giang

2 nhận xét:

HCQuang nói...

Đúng là ở dưới đáy biển, khi tầm nhìn gần bằng không thì người thợ lặn mù có ưu thế tuyệt đối.

ComputerBoy nói...

Hay thiệt!