(tiếp theo, trích)
Lưu lượng dòng sông có thể thay đổi theo ngày và theo mùa. Gió địa phương có thể làm tăng, giảm tốc độ dòng chảy, tuỳ thuộc vào việc chúng thổi xuôi hay ngược. Con sông chạy từ bắc xuống nam, khi gặp cơn gió bắc sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, sẽ khuấy phù sa và đưa tầm nhìn dưới đáy sông tiến tới số không. Khi gặp cơn gió nam thì phù sa sẽ lắng bớt và khả năng hiển thị được cải thiện.
Lý tưởng nhất là nước sông di chuyển song song theo từng tầng, trong đó tầng nước gần đáy di chuyển chậm hơn. Ma sát giữa các tầng nước sẽ làm giảm vận tốc nước.
Ở đoạn sông bị hẹp lại hoặc bị nông lên thì vận tốc dòng chảy sẽ tăng lên. Một dòng chảy cỡ 90 triệu gallon/phút thì tốc độ dòng chảy có thể bị gia tốc từ 10 – 1 knot, tùy thuộc vào chiều rộng và chiều sâu của lòng sông. Với thợ lặn, việc tốc độ của nước tăng lên tại chỗ nông cần chú ý. Thợ lặn cần lường trước sự gia tốc này. Tương tự, một sự giảm mạnh của tốc độ dòng chảy sẽ cảnh báo về một dòng xoáy. Nhiều khi dòng xoáy đi kèm với một sự thay đổi cục bộ về hướng của dòng chảy.
Bất cứ khi nào nước di chuyển qua vật cản thì xoáy có thể hình thành. Hiệu ứng này làm giảm tầm nhìn trong nước và đây là lý do tại sao tầm nhìn trong khu vực sông bị uốn cong thường kém hơn so với các khu vực khác. Dòng xoáy thường mạnh ở bề mặt và dịu đi ở dưới độ sâu. Dòng xoáy bề mặt đột nhiên yếu đi sẽ cảnh báo xoáy ở dưới độ sâu mạnh lên (và chấm dứt - theo a.Huy).
Trong dòng chảy có thể xuất hiện hiệu ứng Turbulent (nhiễu loạn không quy luật) làm thợ lặn như bị rơi vào máy giặt.
Dòng xoáy thường thấy rõ trên bề mặt. Khi bạn đang lặn trong một dòng chảy, sự đột ngột xuất hiện của dòng phù sa sẽ cung cấp một cảnh báo rằng có thể gặp xoáy. Nó cũng chỉ ra lối thoát hiểm tại khu vực lặn.
Dòng “xoáy diện rộng” có thể có lợi cho thợ lặn. Ở một vài vị trí, thợ lặn có thể sử dụng dòng “xoáy diện rộng” để di chuyển lên thượng nguồn. Bạn nhập nước và để xoáy nước đưa bạn đi ngược dòng và sau đó quay trở lại điểm xuất phát. Tại giao điểm của dòng “xoáy diện rộng”(nơi dòng nước từ thượng nguồn trả về sắp sửa nhập vào phần hạ lưu của xoáy) thì tốc độ dòng chảy sẽ giảm mạnh, và thợ lặn có thể tận dụng. Có một khu vực ở sông St Clair được thợ lặn lấy làm điểm xuất phát của họ. Đó là một dòng “xoáy diện rộng”.
Trong khi xuôi dòng, sự có mặt của một dải cát trải dài với các dấu vết dọc theo dòng chảy, sẽ xác nhận đấy là điểm có thể nhập vào dòng xoáy. Và đây cũng là lối ra, khi này thợ lặn sẽ di chuyển dần vào bờ. Thợ lặn có kinh nghiệm sẽ cảm nhận được dòng xoáy và sẽ di chuyển ra dần cho đến khi thoát ra hẳn.
Và để thắng dòng chảy, thợ lặn phải dùng nhiều năng lượng hơn (tiêu thụ khí thở nhiều hơn) để exist point.
Mặc dù dòng sông chia sẻ nhiều nỗi nguy hiểm, nhưng mỗi sông mỗi vẻ, sẽ cung cấp cho thợ lặn nhiều thú vị. Lặn sông đem lại cho thợ lặn kinh nghiệm và sự hồi hộp – đúng với ý nghĩa của thuật ngữ “lặn rủi ro”.
Hình minh họa: Thợ lặn cứu hộ Việt nam trên sông.
1 nhận xét:
Trong không trung cũng có hiệu ứng Turbulent. Thợ nhảy dù nhào vô đó cũng như bị rớt vô máy giặt.
Đăng nhận xét