Don và Jane tham gia môn lặn Scuba giải trí đã 10 năm, nhưng 2 năm gần đây họ không đi lặn. Cơ hội đi lặn bất ngờ xuất hiện khi họ gặp một người bạn cùng câu lạc bộ. Anh ta nói với họ về một chuyến đi với giá khuyến mãi. Don và Jane hầu như không có thời gian chuẩn bị. Họ chỉ kịp mở túi ra để biết rằng các thiết bị lặn vẫn còn ở trong đó.
Sáng hôm sau bọn họ đầy vui vẻ trên tàu lặn ... Cuộc lặn tiến hành ở vùng biển sâu 12 – 18 mét. Don và Jane lặn dọc theo rặng đá ngầm ở độ sâu 15 mét (cuộc lặn không có Divemaster(*). Don thì khoái “tung tăng” còn Jane thì thích “săm soi” từng ngõ ngách. Rồi một dòng chảy xuất hiện khiến cả hai bị mất sức và đã bị xa nhau hơn so với mong muốn. Bỗng mồm thở(*) của Jane bị sự cố, bong bóng khí phủ kín mặt cô, không khí tràn vào họng cô quá mạnh. Jane hốt hoảng, cô mất đi sự suy nghĩ bình thường. Cô vội vã nổi lên và bị bất tỉnh trước khi lên tới mặt nước. Sự nỗ lực sơ cấp cứu trên tàu lặn đã không thành công.
Thợ lặn nói:
- Tai nạn này tiềm ẩn trước khi Don và Jane đi lặn. Sau 2 năm không lặn, họ đã xuống nước mà không suy nghĩ về những gì mà họ sẽ phải làm. Họ không dành thời gian để nhớ lại kỹ năng của mình, và kiểm tra các thiết bị – chúng đã bị lãng quên trong nhà xe, cạnh máy xén cỏ, một nơi quá nóng, trong suốt thời gian này. Bảo trì thiết bị lặn không đơn giản như bảo trì máy xén cỏ và không được đối xử với chúng như vậy.
-
Với công nghệ hiện nay, các thiết bị lặn đã trở nên đáng tin cậy, khả năng xảy
ra sự cố là cực nhỏ nhưng bạn vẫn cần nhớ luật Murphy: “Bất kỳ cái gì có thể bị
hư, nó sẽ bị hư”.
-
Về mặt kỹ năng, khi gặp sự cố này, Jane sẽ thở bằng kỹ năng “từ chối van hạ
áp”: Chỉ ngậm một nửa mồm thở (một kỹ thuật thời nhập môn), hoặc ra hiệu với
bạn lặn “cho tui xài chung chai khí của bạn nhé” để dùng chung chai khí với
Don, rồi cả hai thực hiện một cú đi lên nhàn nhã, an toàn.
-
Mặt khác, nếu Don ở gần Jane, anh ta sẽ đưa cho cô mồm thở dự phòng. Dưới nước,
thợ lặn cần quan sát lẫn nhau, ở gần bên nhau. Khi bạn gặp trường hợp khẩn cấp,
bạn có thể không còn hồn vía nào nhìn ra xung quanh.
Cơ quan chức năng nói:
- Đối với người làm Sơ cấp cứu Tại chỗ: Khi cảm thấy làm sơ cứu không hiệu quả thì bạn vẫn phải KIÊN TRÌ làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, cho tới khi nhân viên y tế chuyên nghiệp có mặt, ngay cả khi bạn tin rằng nạn nhân đã chết.
- Kiểm tra thiết bị của bạn theo định kì hàng năm là cần thiết. Bạn cần chăm sóc nó và điều đó phải ở trong tâm trí của bạn.
- Duy trì liên lạc với bạn lặn. Tai nạn lặn rất hiếm, nhưng khi xảy ra, sự có mặt của bạn lặn có thể giữ không cho nó trở thành thảm họa.
-
Cách để nhớ lại những kĩ năng cơ bản là thực hành.
(*) Xem Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét