(sưu
tầm, trích)
Vào những năm 40 của thế kỷ 20, sự biến mất đầy
bí hiểm của thuỷ thủ đoàn tàu Urang Medana, Hà Lan, là một bí ẩn lớn nhất trong
lịch sử ngành hàng hải. Ở thời điểm đó, có vài trạm rada của Anh tại Singapore
và Sumatra nói rằng, họ có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana với
nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn
sống sót…”,
tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín
hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang
chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng.
Con
tàu này đã được tìm thấy tại vịnh Malacca, Mã lai, cách nơi phát tín hiệu
khoảng 80 km. Khi bước lên Urang Medana, nhân viên cứu hộ thấy thuyền trưởng
nằm tại vị trí chỉ huy và thuỷ thủ nằm rải rác khắp nơi. Nhân viên điện đài, có
lẽ là người đã phát tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Điểm
chung trên khuôn mặt của tất cả là đều hiện rõ nỗi sợ hãi khủng khiếp. Không có
bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào trên các tử thi. Những thứ có giá trị trên tầu
còn nguyên vẹn. Giả thuyết về một vụ cướp biển bị loại bỏ.
-
Năm 1955, trên Thái bình dương, người ta tìm thấy thuyền buồm MB Elip, Mỹ. Trên
tàu nước ngọt và đồ ăn dự trữ còn nguyên, các phương tiện cứu hộ chưa được sử
dụng, nhưng không một bóng người.
-
Năm 1970, tàu hàng Minto, Anh, cùng thuỷ thủ đoàn mất tích một cách lạ lùng trên
Đại tây dương.
-
Năm 1973, một tai nạn xảy ra trên Đại tây dương làm đắm tàu đánh cá Anna, Na
Uy. Các thủy thủ trên con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm
lạ là khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.
Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích toàn bộ thuỷ thủ đoàn của tàu buồm Maria Chelesta được nhắc đến như một bí ẩn của đại dương. Ngày 02/12/1872, tàu Jea Grasia, Anh, bất ngờ gặp tàu Maria Chelesta đang di chuyển một cách không bình thường. Tiến lại gần, họ ngạc nhiên khi trên tàu không một bóng người, còn vô lăng lái lại không đặt ở chế độ cố định. Họ thâm nhập tàu này: Không có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Họ tìm được cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đề ngày 24/11/1872. Con tàu được đưa về eo biển
Năm
1937, nhà vật lý Vladimir Suleykin, Liên xô, đưa ra giả thuyết được cho là
thuyết phục. Trên tàu thuỷ văn Taimưr, trong hải trình trên biển Kaspi, họ thí
nghiệm với một quả cầu thám không chứa khí hydro: Khi quả cầu này đưa đến gần
ai thì người đó xuất hiện cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa,
cảm giác đau đó dần tan biến. Suleykin nhận định: Gió thổi qua các cơn sóng
trong những ngày biển động đã tạo ra sóng hạ âm. Trong dải tần dưới 15 héc,
sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng nhĩ, mà còn gây rối loạn hệ thần
kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở tần số dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi
khi gây tử vong cho con người. Mà nơi nào xuất hiện bão thì nơi đó có thể xuất
hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.
Nghiên
cứu về tác động vật lý của sóng hạ âm có cường độ lớn đối với động vật, đã cho
thấy chúng đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Thí nghiệm với những người tình
nguyện cũng cho kết quả tương tự. Họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi
sợ hãi khủng khiếp không rõ nguyên nhân.
Theo GS.Gavro, Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc có thể gây tử vong. Trong thời gian có bão biển sẽ xuất hiện sóng hạ âm (15 héc tới gần 6 héc. Tần số càng thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người càng cao, khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu cột buồm và thân tàu cũng bị cộng hưởng, trở thành nguồn sóng hạ âm thứ cấp, sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người, làm họ mất lý trí để rồi hoảng loạn và nhảy ra khỏi tàu. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, cột buồm bị gãy hoặc hư trong khi thời tiết được dự đoán là không có gió lớn.
“Người Hà lan bay” – con tàu ma không người, ai gặp nó sẽ phải hứng chịu bất hạnh: Theo truyền thuyết, trong cơn bão, thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, các thủy thủ yêu cầu thuyền trưởng quay lại. Không thèm để ý đến đề nghị của mọi người, trong cơn tức giận, Van Staaten đã phỉ báng Chúa Trời, và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày Chúa tái thế. Ngay lập tức, một giọng nói từ trên trời vang lên “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”. Từ đó, con tàu trở thành điềm gở cho những ai nhìn thấy nó.
Sự biến mất bí ẩn của con người và con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21:
Theo GS.Gavro, Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc có thể gây tử vong. Trong thời gian có bão biển sẽ xuất hiện sóng hạ âm (15 héc tới gần 6 héc. Tần số càng thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người càng cao, khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu cột buồm và thân tàu cũng bị cộng hưởng, trở thành nguồn sóng hạ âm thứ cấp, sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người, làm họ mất lý trí để rồi hoảng loạn và nhảy ra khỏi tàu. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, cột buồm bị gãy hoặc hư trong khi thời tiết được dự đoán là không có gió lớn.
“Người Hà lan bay” – con tàu ma không người, ai gặp nó sẽ phải hứng chịu bất hạnh: Theo truyền thuyết, trong cơn bão, thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, các thủy thủ yêu cầu thuyền trưởng quay lại. Không thèm để ý đến đề nghị của mọi người, trong cơn tức giận, Van Staaten đã phỉ báng Chúa Trời, và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày Chúa tái thế. Ngay lập tức, một giọng nói từ trên trời vang lên “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”. Từ đó, con tàu trở thành điềm gở cho những ai nhìn thấy nó.
Sự biến mất bí ẩn của con người và con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21:
- Năm
2003, Cục bảo vệ bờ biển Autraulia tìm thấy một tàu buồm của Indonesia gần bờ biển nước này. Tàu
vẫn trong tình trạng tốt, khoang chứa đầy cá, nhưng trên tàu lại không có một
bóng người (trước đó, tàu ra khơi với 14 thuỷ thủ).
- Năm
2006, Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia, Italia, phát hiện chiếc tàu hai cột buồm Bel
Amika bị trôi dạt mà không có người trên đó. Trên tàu vẫn còn thức ăn thừa và
những tấm bản đồ địa lý của Pháp. Cảnh sát nghi ngờ chiếc tàu đã bị kẻ buôn lậu
sử dụng vận chuyển ma tuý. Tuy nhiên giả thuyết này bị bác bỏ khi sử dụng chó
nghiệp vụ.
- Cùng
năm đó, cách Australia
không xa, người ta tìm thấy chiếc tàu chở dầu Yan Seng cũng không một bóng
người.
- Năm
2007, chiếc tàu buồm Kaz-2 dài 12 mét được tìm thấy khi đang trôi dạt trên vùng
biển Đông Bắc Australia .
Động cơ tàu, hệ thống định vị toàn cầu GPS, và một máy tính xách tay vẫn đang
hoạt động, một bàn ăn đã dọn sẵn. Các phương tiện cứu hộ vẫn còn nguyên. Cánh
buồm được trương lên nhưng đã rách nát.
H: Trong tự nhiên, những sự kiện khác thường xảy ra âu cũng là bình thường. Trong hình là đám mây dị thường xuất hiện trên bầu trời Ranier, bang Washington 1/2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét