(sưu tầm, trích).
Nguyên nhân là do các cảm
biến trong cơ thể (*) cảm thấy có một cái gì đó là không ổn, và bạn bắt đầu cảm
thấy nôn nao, và nếu không nhanh chóng remediated, bạn sẽ ói. Làm thế nào để tránh
say tàu thủy (say sóng)?
1. Cần phải ăn. Một bữa ăn
trước khi lặn là rất quan trọng. Với hầu hết mọi người, một dạ dày trống rỗng sẽ
nhạy cảm hơn với kích thích từ bên ngoài. Bạn làm đầy nó trước khi rời khỏi bờ khoảng
60 phút là ý tưởng thông minh. Bữa ăn nhiều carbohydrate, dầu mỡ và tính axit
sẽ góp phần làm bạn say tàu thủy. Cuối cùng, tránh rượu và thuốc lá.
2. Nếu bạn biết bạn dễ bị say
tàu xe và sử dụng quá trễ thuốc chống nôn, như như Meclozine (Bonine, Antivert,
Meni-D, Antrizine) hoặc Dramamine. Meclozine sẽ giảm hoạt động của các phần của
não điều khiển việc buồn nôn. Hãy chắc chắn để bắt đầu uống thuốc vào đêm trước
chuyến lặn (xem kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc).
3. Nhiều thợ lặn ăn gừng để
tránh say sóng. Bạn chỉ việc ăn chúng trước và trong lúc nghỉ giữa ca lặn. Mặc
dù chưa được kết luận hoàn chỉnh, nhưng nghiên cứu cho thấy, gừng có chứa một
số chất có tác dụng thư giãn đường ruột, làm giảm nguy cơ bị say.
4. Tránh nhìn vào những điểm
dao động mạnh. Nhìn ra xa tận đường chân trời có thể giảm bệnh. Tránh nhìn xoáy
vào những điều dao động mạnh, và đặc biệt nhất, không nên đọc sách tại những thời
điểm này.
5. Ngồi ở đâu. Những vị trí
khác nhau trên tàu sẽ dẫn đến sự cảm nhận khác nhau về độ dao động, nó sẽ
truyền sang cơ thể bạn. Ở vị trí Topside, gần trung tâm tàu thường là đỡ nhất.
6. Mùi. Kết hợp với mùi có
thể làm phức tạp hóa tín hiệu truyền lên não, làm bạn tăng khả năng trở thành
bệnh nhân. Tránh mùi khói diesel, khói thuốc lá, nước hoa và (tất nhiên là)
chất nôn của người khác.
7. Uống nước trong khi trên
tàu và trong khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cú lặn. Điều này sẽ giúp giữ cho cơ
thể bạn đầy đủ nước, và hơn nữa, giúp dạ dày chuyển hóa thức ăn và xử lý các
tình huống khác tốt hơn.
8. Nếu bạn bị quá nóng khi ở trên
boong tàu, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh. Đội nón để nắng không chiếu trực
tiếp lên đầu bạn, tốt nhất là ngồi trong râm, và cởi một phần hoặc toàn bộ
wetsuit ra khỏi người bạn.
9. Nếu cảm thấy sắp bị ói, bạn
hãy di chuyển đến vị trí cuối gió (và với gió ở phía sau lưng bạn), nghiêng về
phía trước và “tuôn” xuống biển. Cá sẽ cảm ơn bạn. Không bao giờ đứng ở vị trí
đầu gió – bạn sẽ làm người khác bị ói theo bạn.
10. Nếu bạn sớm cảm thấy các
dấu hiệu của say sóng (sắp say), thì khi nhảy xuống biển, bạn chìm hẳn đầu
xuống nước và hít thở một lúc sẽ hết. (Còn nếu vẫn không thấy hết thì tốt nhất
là … leo lên tàu).
11. Nếu bạn tình cờ bị say
sóng trong khi đang lặn, thì cứ việc ói “thả cửa”. Đó không phải là một trải
nghiệm thú vị, nhưng sau đó bạn sẽ cảm
thấy tốt hơn gần như ngay lập tức.
Điểm mấu chốt là say tàu xe
có thể được giảm thiểu bằng một giấc ngủ đầy đủ trong đêm trước, ăn các món ăn và
với số lượng phù hợp, sử dụng thuốc chống say, và chủ động phòng tránh – trước
khi dấu hiệu đầu tiên của say sóng biểu hiện.
(*) Các cảm biến của cơ thể (cảm
biến bên trong tai, mắt và các mô sâu hơn) sẽ phát hiện những thay đổi (ví dụ như
sóng biển làm chiếc tàu nhấp nhô) và đưa dữ liệu về não bộ, sẽ có thể gây ra
phản ứng (bị say). Các nhà khoa học không chắc chắn những gì gây ra nôn khi say
tàu xe, nhưng họ cho rằng các dữ liệu này (từ nhiều cảm biến) đã mâu thuẫn nhau
sẽ gây rối loạn và đầu độc bộ não, và cơ thể (tự động) phản ứng bằng cách bảo
tồn nguồn năng lượng dự trữ – đào thải những thứ mà cơ thể sẽ phải tiếp tục
tiêu tốn năng lượng (thức ăn chưa tiêu hóa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét