Chưa tính đến tiếng ồn do bom mìn dưới mặt biển, tiếng máy tàu thủy, sóng siêu âm và hạ âm do các thiết bị của con người phát ra,… chỉ riêng tình trạng axit hóa đại dương đã làm nhiều loài cá mất khả năng khứu giác, và hơn thế, bị mất khả năng nghe và phản ứng với tiếng động phát ra từ kẻ thù của chúng.
Từ thời Cách mạng
công nghiệp, hơn một nửa lượng CO2 sinh ra do quá trình đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch đã được đại dương hấp thu, khiến độ pH của nước biển giảm
với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 650.000 năm qua.
Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Sinh học thuộc Đại học Bristol, Anh, nghiên cứu tác động của tình trạng
axit hóa đại dương bằng việc nuôi một số con cá hề nhỏ trong những bồn nước với
độ axit khác nhau. Trong mỗi bồn có một chiếc loa phát ra âm thanh mô tả âm
thanh của đối thủ ăn thịt cá hề.
Kết quả cho thấy,
với mức CO2 bình thường trong nước, cá hề trốn tránh trong 3/4 thời
gian. Nhưng khi nồng độ CO2 tăng cao, cá hề không phản ứng gì dù loa
vẫn phát ra âm thanh. “Điều này chứng tỏ chúng
không thể nghe được hoặc không thể giải mã những tín hiệu cảnh bảo", giáo sư Steve Simpson, trưởng nhóm
nghiên cứu, nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét