(Trích dịch)
Trong một năm, khớp vai của một vận động viên bơi lội (VĐV)
chuyên nghiệp có thể phải cử động khoảng 2 triệu lần. Chấn thương vai của
họ “thường
là kết quả của việc lạm dụng lâu dài và lặp đi lặp lại (những động tác này)”. Mc Master và Troup phát hiện ra rằng 10% VĐV từ 13 - 14 tuổi, 13% từ 15 - 16 tuổi, và 26% VĐV bơi lội ưu tú (những
VĐV tuổi cao hơn) bị bệnh đau vai. Khi khảo sát bệnh
đau vai quá
khứ, 47% từ 13 - 14 tuổi , 66% từ 15 - 16
tuổi, và 73% VĐV bơi lội ưu tú đã có lịch sử. Mặc
dù tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi trẻ, nhưng tuổi trung bình của VĐV
đến với bác sĩ là 18.
Gần một nửa số huấn luyện viên bơi lội, những người
tham gia bơi ít hơn, cũng bị cơn đau đau kéo dài ít nhất 3 tuần do bơi cường độ cao.
Chấn thương vai là
chấn thương phổ biến nhất trong bơi lội, là một chấn thương liên quan đến viêm cơ supraspinatus và/hoặc cơ
bắp tay, thường được gây ra bởi sự bất ổn glenohumeral. Tác động trong cơ supraspinatus có thể do VĐV phải lặp đi lặp lại động tác quạt tay, đã hút cạn nguồn cung cấp máu của nó, hoặc có thể xảy ra trong giai đoạn kéo trễ của cú quạt tay. Kích thích lặp đi lặp
lại của tendinosis supraspinatus có thể dẫn đến tình trạng viêm cấp tính cục bộ, hơn nữa làm giảm subacromial, gây ra sự tác động thứ cấp
và viêm bao hoạt dịch.
Một xu hướng là thay đổi kỹ thuật kết thúc của cú quạt tay: Rút cánh tay ra khỏi nước ngay khi bàn tay di chuyển tới đỉnh xương chậu (tức rút tay sớm). Thay đổi kỹ thuật này nhằm giảm
bớt sự kích thích lên cơ
supraspinatus. Kỹ thuật quạt tay thích hợp sẽ cải thiện đáng kể để VĐV không bị thương.
Kỹ thuật cũ dẫn đến gia tăng
căng thẳng vai, và, nghiêm trọng hơn, sẽ gây mệt mỏi. Hầu hết
các VĐV đều đã nhận được hướng dẫn kỹ thuật
phong phú khi trẻ, nhưng sau
12 tuổi thì
... thành tích mới là sự lựa chọn.
Một số sai lầm về kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương
quá mức ở khớp
vai. Trong bơi sải, cùi chỏ cần phải cao trong giai đoạn tay ra khỏi nước (giai đoạn phục hồi) và giai
đoạn bắt nước của cú quạt tay. Thấp cùi chỏ trong
giai đoạn này có thể gây rotator cuff cơ bắp. Vị trí cùi chỏ cao (trong giai đoạn phục hồi) được thực hiện bằng cách xoay cơ thể từ bên này sang bên kia trong mỗi chu kỳ quạt tay. Nếu xoay cơ thể từ bên
này sang bên kia (mỗi bên chừng 45 độ) không đủ sẽ gia tăng sự tác động lên khớp vai.
Trong giai đoạn bắt nước của cú quạt tay, lúc cánh tay đang duỗi thẳng về phía trước, nếu cánh tay bị lệch ra ngoài trục cơ thể, ví dụ lệch quá xa sang một bên và
overreaching so với trục cơ thể, là một sai lầm phổ biến,
làm người
bơi bị mất sức.
Và một tư thế khác sẽ gây kém hiệu quả khi bơi và buộc vai phải chịu một tải trọng rất lớn, là cánh tay thẳng trong giai
đoạn kéo nước (tức bạn không gập cánh tay
một góc 110 độ). Cánh tay thẳng đơ như mái chèo sẽ làm tăng sức cản và làm cánh tay phải tăng sức chịu đựng. Sử dụng kickboards cũng có thể làm tăng đau cơ.
Một số lỗi gây mệt mỏi khác liên quan đến bơi, chẳng hạn như chỉ thở một bên, hoặc kỹ thuật vẫy chân (kich) kém sẽ làm nửa sau của cơ thể bị chìm, có thể thêm vào sự căng thẳng quá mức.
Bài tập quá mức
trong huấn luyện (tập không đúng kỹ thuật, tập kéo dài, tập cường độ quá cao) cũng có thể gây kích ứng làm vai bị thương.
Mặt khác, việc huấn luyện viên không
cho VĐV được quyền linh hoạt áp dụng (quyền
tự chọn) các kỹ năng cũng dẫn tới chấn thương cho VĐV đó. Để ngăn chặn kéo dài của rhomboids, VĐV phải tích cực kiểm soát chuyển động của bả vai. VĐV có thể được hướng
dẫn kỹ thuật này bởi một vật lý trị liệu hoặc huấn luyện điều
trị. Cứng
nhắc về kỹ thuật tương quan với việc tăng khả năng đau vai.
Có thể tăng sự
thả lỏng vai đối với VĐV nghiệp dư (nonswimmers) – mặc dù thả lỏng có thể khó (trong
đó có thể do gien di truyền). Nếu VĐV tăng căng thẳng trên cơ rotator cuff cũng
có thể làm
tăng nguy cơ viêm gân.