(sưu tầm, trích đăng)
Trong họ nhà cua, “cua nhện” Thái bình dương là loài lớn nhất
thế giới mà con người từng biết. Loài cua khổng lồ này sống ở đáy biển phía
Nhật bản nên còn được gọi là cua nhện Nhật bản. Tên khoa học của cua nhện là
Macrocheira kaempfer. Người Nhật gọi chúng là cua chân cao (cao cước giải).
Các nhà khoa học xác định rằng, cua nhện có bộ chân dài nhất
trong số các loài giáp xác. Trong khi “cua đồng” có độ dài càng chừng 10 cm thì
càng cua nhện tới 4-5 m. Bộ châncủa nó nâng đỡ một cơ thể có chiều ngang chừng
nửa mét và nặng tới 20 kg. Con người thường gọi giới chân dài là phụ nữ, còn
với cua biển thì ngược lại. Những chàng cua đực sở hữu cặp chân dài miên man,
còn chân cua cái thì khá ngắn. Thậm chí, cặp càng của nó còn ngắn hơn cả chân.
Mặc dù cua nhện mang vẻ ngoài hung dữ, khiến người ta nghĩ tới
những con nhện độc khổng lồ ăn thịt người trong phim ảnh, nhưng thực tế chúng
là loài hiền lành. Chúng lợi dụng bọt biển hoặc các loại sinh vật khác để ngụy
trang, trốn tránh các đối thủ hơn là tìm cách tự vệ, tấn công lại. Gặp kẻ thù,
chúng chỉ biết trông chờ vào bộ mai cứng, giống loài rùa rụt cổ.
Cua nhện khổng lồ được tìm thấy ở vùng duyên hải phía Nam của đảo Honshu, từ vịnh Tokyo
đến Kagoshima
và một số vùng xa hơn. Những chú cua khổng lồ, nặng 15 đến 20 kg thường ở dưới
độ sâu 500-600 m dưới đáy biển. Cuộc sống của chúng vẫn là điều bí ẩn với
con người.

Do loài cua này cho thịt rất ngon, nên chúng bị săn lùng ráo
riết. Trung tâm của nghề đánh bắt cua nhện đặt tại vịnh Suruga của Nhật bản đã ghi nhận sản lượng cua nhện gom được vào năm 1976 đạt kỷ lục với 247 tấn.
Tuy nhiên tới năm 1985 đã giảm còn 32
tấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét