Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Giao tiếp dưới nước thế nào?


 Khi ở dưới nước, ta không thể nói với nhau bằng ngôn ngữ bình thường như trên cạn được. Giống những người câm điếc, các Diver "nói chuyện" với nhau bẳng ngôn ngữ dấu hiệu. Ngôn ngữ dấu hiệu của các diver đơn giản và chỉ gồm những chủ đề thiết yếu nhất như OK. OK? Chú ý!, Cẩn thận! Tôi gặp rắc rối, Bạn còn bao nhiêu khí thở? ....Nói chung, ngôn ngữ dấu hiệu đơn giản, dễ hiểu vì mô tả trực tiếp hành động. Để trao đổi các vấn đề phúc tạp hơn, các divers viết ra tấm bảng (slate) mang theo. Mời các bạn coi clips dưới đây và đoán xem anh bạn Huấn luyện viên nói gì với hai cô học trò đang học khóa Open Water Diver.

  Khi học Binh nhất PADI (OWD) học viên sau khi học lý thuyết sẽ được thực hành ở hồ bơi ( Confined water Training) và được hướng dẫn mọi kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện phần thực hành và thi chứng chỉ  ở ngoài biển sau đó. Trong clips trên đây: Max, PADI Instructor của trung tâm RainBow Divers Saigon đang hướng dẩn thực hành cho hai học viên OWD tại hồ bơi Thiên Ngân, Thảo Điền.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ngôn ngữ dưới nước áp dụng theo nguyên tắc của dân câm điếc. Đa phần đều là kí hiệu rất gần gũi với cuộc sống. Ví dụ:

-Kí hiệu "OK!", "OK?": nếu đứng ở vị trí người đọc chữ, bạn sẽ thấy nó giống như chữ "O" lồng vào chữ "K". Còn nếu đeo găng tay dày quá thì chí ít cũng là chữ "O".

-Kí hiệu tui "hết hơi rồi": bàn tay kéo ngang qua cổ, tức là tui "bị cắt cổ".
-Kí hiệu "tui cảm thấy bất ổn": bàn tay lắc lư - y như chiếc thuyền đang chòng chành (thuyền không ổn định).

-Kí hiệu "tôi đang bị nhức tai lắm": ngón trỏ chỉ vào tai - chỉ vào tai tức là có vấn đề ... ở tai.

-Kí hiệu "bình của bạn còn bao nhiêu khí?": căng lòng bàn tay ra, 2 ngón của bàn tay kia đặt vào giữa lòng bàn tay này - đấy chính là cái mặt đồng hồ (đồng hồ chỉ thị áp suất bình) ở giữa là cây kim đang hoạt động.

-Kí hiệu "ngó tui đây nè, cô em": ngón trỏ chỉ vào ngực mình ("tui"), rồi lấy 2 ngón tay chỉ vào mắt mình ("nhìn"), gom cả 2 kí hiệu lại có nghĩa là "nhìn tui nè" chứ không phải "tui nhìn cô nè".

Tôi nghĩ như vậy.

HCQuang

AMk3 nói...

Đúng như HCQ nói, tên sỹ quan này đã nói với các binh nhì của mình:
"Chú ý (vỗ tay)nhìn tui đây, bài tiếp theo, sẽ tháo kính bơi ra, bơi một đoạn, mang kính bơi lại thổi hết nước trong kính ra, xong! ok? ok? Bi giờ cô làm nhé...

Nặc danh nói...

Thật thú vị là hệ số đếm của dân lặn không theo hệ đếm thập phân, nhị phân mà theo hệ đếm 5. Nhiều dân tộc trên thế giới xưa kia cũng xài hệ đếm này.
Nếu theo hệ thập phân thì ta đếm 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10 (hoặc 0) và tương ứng với kí hiệu tay là dơ 1 ngón tay, 2 ngón, ... 10 ngón;
còn với hệ đếm 5 thì họ đếm 1-2-3-4-5 và tương ứng là dơ 1-2-3-4-5 ngón.
Ví dụ:
Dân lặn nói "bình tôi còn 70 bar khí": anh ta dơ 5 ngón tay rồi lại dơ tiếp 2 ngón, tức là 5+2=7. Vậy là còn 70.
"Bình tôi còn 130 bar": anh dơ 2 lần 5 ngón và 1 lần 3 ngón, tức 5+5+3=13. Vậy là còn 130.
Vì bình lặn thông dụng, người ta nạp 200 bar khí, nên với mức 100 bar (số 10) thì người ta còn dùng thêm (nếu anh muốn dùng) kí hiệu "còn phân nửa (hay "cưa đôi")": đưa lòng bàn tay lên, bàn tay kia đặt vào giữa như muốn cắt đôi (giống kí hiệu "xin thay người" trong Bóng đá). Với 130 bar, anh làm kí hiệu "xin thay người" rồi thêm 3 ngón nữa - vậy là đủ 130.

Tui nghĩ, khi lặn với anh cầu thủ Bóng đá chuyên nghiệp thì anh em ta phải cẩn thận, kẻo có 1 anh nói "còn 100 bar", thời anh cầu thủ tưởng là xin thay Hướng dẫn viên. Lại mất công cãi lộn. Hì hì.

HCQuang

Nặc danh nói...

Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp tưởng là "xin thay khách".