Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Lặn Scuba là gì ? Phần 6


5. Scuba: Các trang bị bổ trợ



Người đi lặn có một loạt các đồng hồ đo cung cấp thông tin. Họ thường mang theo đồng hồ đo áp suất bình hơi nén, đồng hồ đo độ sâu và la bàn để định hướng. Các đồng hồ này thường được bố trí trên một mặt điều khiển riêng treo vào áo phao BCD. Thêm vào đó, một số người lặn cũng mang theo cả máy tính lặn (dive computer) để theo dõi độ sâu và thời gian được phép lặn. Máy tính lặn gồm bộ vi xử lý được cấp nguồn bằng pin và lập trình sẵn bảng tính lập kế hoạch lặn. Máy tính theo dõi liên tục độ sâu và tính toán thời gian cho phép người lặn được phép ở dưới đáy nước với tố độ tính toán 200 lần một giây.

Tầm nhìn và động lựcKhi bạn lặn, bạn mang kính lặn để nhìn rõ và ngăn cách mũi khỏi nước. Kính lặn có thể là loại mắt kính đơn hoặc mắt kính đôi, và cũng có thể được chế theo độ cận (viễn) của người lặn.

Để có thể bơi dễ dàng, bạn mang chân nhái vào chân. Chân nhái có nhiều kiểu và nhiều màu khác nhau, bao gồm thiết kế nguyên bàn chân (full-feet) và nửa bàn chân (half-feet).

Phụ tùng Bạn cũng có thể mang theo các phụ tùng sau:

Dao lặn (knife) – Là loại dao nhỏ người đi lặn dùng để cắt khi bị vướng, kẹt hoặc đánh tín hiệu bằng cách gõ vào bình hơi.
Bảng viết dưới nước (Dive slate board) – Bảng nhỏ để những người lặn viết lên đó khi trao đổi với nhau dưới nước.
Đèn lặn (Dive light) – Đèn pin để chiếu sáng các đối tượng dưới nước.
Phao an toàn (Dive light) – Phao với dây và cờ lặn nổi trên mặt nước để cảnh báo tảu thuyền qua lại là có người lặn ở dưới mặt nước.
Thiết bị báo hiệu (Signaling device) – thiết bị như còi hay kèn hơi, dùng để lôi kéo sự chú ý đến mình của người lặn khi đã nổi lên trên mặt nước.
Bạn cũng có thể trang bị bộ đồ nghề sửa chữa (dive kit) để sẵn trên tầu thuyền, trong đó có các dụng cụ sửa chữa, các bảng lập kế hoạch lặn, log book và hộp cấp cứu y tế để trị vết thương.

Huấn luyện đào tạo Scuba
Để học lặn, bạn cần đủ điều kiện về sức khỏe. Không thừa nếu như bạn kiểm tra sức khỏe và tham vấn bác sỹ trước khi tập lặn. Bước đầu tiên là học một khóa học lấy chứng chỉ open water (của PADI hoặc NAUI) là khóa căn bản nhập môn lặn scuba. Để tham gia khóa này, bạn ít nhất phải 10 tuổi. Khóa học gồm các mục tiêu:

Định hướng – Giới thiệu cơ bản về bộ môn thể thao này.
Đào tạo kiến thức – Học về sinh lý học lặn và các nguy cơ, các trang thiết bị lặn, an toàn, cách sử dụng các bảng lặn, lập kế hoạch lặn và các qui trình cấp cứu, sơ cứu.
Huấn luyện kỹ năng ở hồ bơi (vùng nước đóng) – Thực hành các kỹ năng lặn ở hồ bơi
  •  Làm sạch kính lặn đầy nước
  •  Tìm lại mồn thở sau khi bỏ ra khỏi miệng
  •  Mặc và cởi trang bị lặn khi ở dưới nước
  •  Thực hành kỹ thuật độ nổi – trung tính (neutral-buoyancy)
  •  Thiết lập trọng lượng đai chì phù hợp
  •  Thực hiện nổi khẩn cấp có kiểm soát
  •  Thở bằng bình thở của bạn lặn
Các kỹ năng lặn biển (vùng nước mở) – Thực hiện cùng các kỹ năng ở vùng nước mở (sông, hồ, biển)
Bạn cần thực hiện ít nhất bốn lần lặn để hoàn thành phần huấn luyện open-water.

Bạn cần phài có chứng chỉ open-water để thuê trang thiết bị lặn, hoặc đăng ký tham gia lặn tại các trung tâm lặn biền của PADI, NAUI… Tuy bạn không nhất thiết phải thi lại (renew) chứng chỉ, bạn nên theo các khóa “làm tươi” lại kỹ năng lặn nếu như bỏ lâu không lặn.

Sau khi có chứng chỉ open-water, bạn có thế quyết định học tiếp lên một số bậc sau:

Các mức tài tử (Amateur levels)
  •  Khóa nâng cao (Advanced Open-Water)
  •  Lặn cứu hộ (rescue diving)
Chuyên nghiệp
  •  Huấn luyện Kiện tướng (Master training)
  •  Kiện tướng lặn (dive master)
  •  Huấn luyện viên (instructor)
  •  Huấn luyện viên kiện tướng lặn (dive master trainer)
Cho dù bạn ở trình độ huấn luyện cấp độ nào, lặn scuba luôn là môn thể thao hứng thú cho phép bạn khám phá môi trường và giao tiếp với xung quanh theo một cách thức hoàn toàn mới.

Bài này kết thúc loạt bài tổng quan Scuba. Nếu muốn xem lại, bạn có thể theo các links dưới đây:

  1. Giới thiệu Lặn Scuba
  2. Bộ đồ lặn, áo phao BCD
  3. Thiết bị thở dưới nước
  1. Vật lý, sinh lý lặn và các tác hại
  2. Ảnh hưởng của lặn scuba đối với cơ thể

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

"... đầu tiên là học một khóa học lấy chứng chỉ open water (của PADI hoặc NAUI) là khóa căn bản nhập môn lặn scuba. Để tham gia khóa này, bạn ít nhất phải 10 tuổi".
Cho tôi thêm một chút: ...Để tham gia khóa này, bạn ít nhất phải từ 10 tuổi cho tới không quá 80 tuổi.
HCQuang

Unknown nói...

5. Sau khi ngưng dùng Collagen Nhật Bản có làm mình xấu hơn trước khi uống không?
Như đã phân tích ở trên, Collagen shiseido nhat ban dang vien Collagen là một protein rất cần thiết cho cơ thể nên nếu bạn ngưng sử dụng Collagen Nhật Bản trong thời gian dài thì da của bạn sẽ trở về tình trạng suy thoái tự nhiên, collagen của Pháp thiếu sức sống, gây ra tình trạng da lão hóa.
6. Khi uống Collagen Nhật Bản có làm mình mập lên không?
Câu trả lời là “Không”. thuốc collagen của mỹ Vì Collagen Nhật Bản không có chứa chất béo, cholesterol, carbohydrate và chứa rất ít calorie. Sử dụng Collagen Nhật Bản lâu dài sẽ giúp bạn duy trì cân nặng và hình thể lý tưởng.
7. Collagen Nhật Bản có giúp cải thiện những vùng da bị rạn sau khi sinh hoặc tăng cân hay không?
Câu trả lời là “Có”. Vì Collagen Nhật Bản có tác dụng tăng cường tối đa độ đàn hồi của da, nuoc uong collagen han quoc giúp khắc phục vấn đề rạn da khi mang thai hoặc tăng cân; da nhão sau khi sinh hoặc giảm cân. Sử dụng Collagen Nhật Bản liên tục từ 1-3 tháng, bạn sẽ thấy vùng da bị rạn, nhão được cải thiện rõ rệt và hiệu quả.
Trong giai đoạn này, bào thai đang bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể, hạt điều rang muối có công dụng gì nên bà bầu cần ăn uống hợp lý, có khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, dinh dưỡng trong bột gạo nếp mẹ cần bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp năng lượng cho bào thai. Những dưỡng chất này dễ dàng tìm thấy trong các loại rau, hoa quả, thịt, cá, đậu nành...
Ngoài ra, trong thời gian này, cơ thể thai phụ thường có nhiều thay đổi như dừng vòng kinh, dinh dưỡng của trái chuối đau đầu, chóng mặt, vùng ngực có cảm giác đau...nên cần nghỉ ngơi điều độ, tránh lo lắng quá nhiều.