Tạo sóng: Con người không có những lợi thế như cá heo. Kẻ sát nhân thật sự của các VĐV bơi lội là dạng lực cản thứ ba xuất hiện tại mặt phân cách giữa không khí và nước, gọi là lực cản sóng. Chuyển động dọc trên bề mặt nước chắc chắn tạo thành sóng. Nói theo cách tự nhiên, VĐV bơi đánh một khối nước phía trước họ văng lên ngược với trọng lực. Điều này không chỉ cướp đoạt năng lượng của VĐV mà khi VĐV bơi càng nhanh thì ảnh hưởng của nó càng lớn!
Vấn đề ở chỗ lực cản sóng nâng cao theo lập phương của sự gia tăng tốc độ bơi. Và nó trở nên tồi tệ hơn khi VĐV bơi giật cục hoặc chuyển động không đều, hoặc bơi nhấp nhô, hoặc chuyển động sang hai bên, bởi vì điều này làm lãng phí năng lượng nhiều hơn khi họ tạo sóng. Chính vì điều này, Tourestki tin rằng việc nâng cao tốc độ bằng cách chèo mạnh hơn là vô nghĩa khi vượt quá một giới hạn nào đó. Ông nói “lực chèo mạnh hơn chỉ taọ ra sóng cao hơn, chứ không tạo ra tốc độ nhanh hơn”.
Nếu bạn không thể bắt nước quy phục, Tourestki cho rằng học cách làm thế nào để tránh tác động trở ngại của nó thì tốt hơn. Đầu tiên, giảm ma sát với nước là điều quan trọng. Đối với các VĐV bơi lội, điều này có nghĩa là họ phải tự làm thuôn dòng với các mẹo như nhấn đầu và ngực vào nước, xoay mình từ bên này sang bên kia trong mỗi động tác. Để tránh sự cản sóng, Tourestki buộc VĐV của mình phải loại trừ sự giật cục trong mỗi động tác. (Một trong những hậu quả kì lạ của lực cản sóng là nó trừng phạt những VĐV thấp bé nhiều hơn VĐV cao lớn). Để đạt được kĩ thuật làm giảm lực cản, VĐV của Tourestki được huấn luyện để cải thiện sự thăng bằng, sự chuyển động và cảm giác nước. Trọng tâm huấn luyện đặt vào chất lượng thành tích hơn là khối lượng bơi. Quan điểm của ông là với sự lập lại liên tục, những chuyển động được tập luyện chính xác trở thành bản chất thứ hai – giống như phản xạ.
Để thực hiện chính xác phương pháp huấn luyện này, đòi hỏi phải có sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết. Tuorestki nói “Nếu bạn không thể thực hiện kỹ thuật thật chính xác thì không nên thực hiện một điều gì cả”. Ông thà để VĐV thực hiện một ít chuyển động nhưng chính xác hơn là thực hiện nhiều chuyển động không chính xác. Tourestki thường xuyên trao đổi với nhau về thuật ngữ ”trí nhớ bắp thịt”. “Trong tập luyện, nếu bạn không đạt chỉ tiêu về thành tích thì hãy thực hiện việc bơi của mình với động tác đúng càng nhiều càng tốt”.
Rất nhiều thời gian dùng vào việc kỹ thuật chính xác trước khi lấy chuẩn Olympic. Klim, Popov và các VĐV còn lại trong đội của Tourestki có những giáo án tương đối nhàn nhã, mặc dù họ vẫn phải bơi khoảng 70 km một tuần. Đối với người ngoài cuộc, phương pháp huấn luyện của ông dường như rất kì lạ. Huấn luyện viên người Mỹ, Bill Irwin một lần đã trò chuyện với phóng viên “Popov bắt lập lại nhiều lần với sự chú ý vào động tác: chính xác – chuyển động ổn định – đều – đẹp. Trong suốt ba tuần tôi không thấy anh ta thực hiện một vòng nào bơi cật lực”.
Hình: dĩ nhiên đàn cá không cần quan tâm tới lời khuyên của Tourestki.
(nếu các anh/chị/cháu cần trao đổi riêng với chúng tôi, xin mời vào chiquang.ha@gmail.com).
19 nhận xét:
Tôi xin sẽ trích đăng các cuộc trao đổi trên email giữa tôi và "khách thăm email". Vì nội dung chỉ là sự trao đổi về bơi lặn chứ không phải là tâm sự nên đưa ra đây cũng không sao. Hơn nữa, đây là "dịp" để chúng ta (những người có quan tâm tới bơi lặn) tiếp tục "cãi vã".
Tất nhiên tôi sẽ không nêu tên của "khách thăm" - trừ phi được sự đồng ý "bằng văn bản" của "khách thăm".
Cũng xin nói thêm là các nội dung sẽ đăng chỉ là quan niệm cá nhân chứ không phải là lý luận chính tắc, vì vậy nếu có sai sót, xin mọi người mạnh tay sửa dùm.
Cám ơn.
Khách thăm: cháu bơi bướm chỉ được nửa hồ là đuối. Chú có thể HD được không?
Tôi:
1/ Chú không biết bơi bướm, rất tiếc.
2/ Có một HLV đẳng cấp Quốc tế nói "kĩ thuật bơi Bướm của một VĐV hoặc đúng hết hoặc sai hết, và KHÔNG BAO GIỜ DÙNG bơi Bướm để trừng phạt VĐV".
Ý thứ 1 của HLV là: bơi bướm rất đẹp nhưng rất khó về KT, và không được có bất kì 1 sai sót nào về KT. Vì vậy VĐV phải chịu sự chỉ dẫn chặt chẽ của HLV. Đó là lí do để cháu không thể tự tập theo tài liệu được.
Ý thứ 2: bơi bướm rất tốn sức, tới mức HLV phải nói vui là nếu dùng nó để phạt thì quá tàn bạo. Tức HLV muốn nói nếu anh muốn trở thành VĐV thì hãy tập môn này, còn nếu tập để chơi thì ... thôi đi, vì trước hết, anh phải rèn luyện thể lực thật tốt đi đã.
Khách thăm: ...nhưng ở hồ bơi, cháu thấy nhiều người bơi bướm rất khá. Chú giải thích thế nào?
Tôi: Chú có tìm hiểu về KT bơi Bướm nên biết chút đỉnh về KT. Chú cũng thường xuyên đi hồ bơi, thấy hàng ngàn lượt bơi Bướm của khách bơi, nhưng chỉ (duy nhất) 2 lần chú thấy người bơi bướm bơi đúng KT (trừ tụi VĐV chuyên nghiệp). 1 trong 2 người này nói với chú rằng "cháu nguyên là VĐV cấp Tỉnh về bơi bướm". Nếu cháu xem các đoạn phim các VĐV chuyên nghiệp bơi bướm thì sẽ thấy những người cháu thấy ở hồ bơi mới "tội nghiệp làm sao" (cũng có thể chú già rồi nên bảo thủ chăng).
Khách thăm:
Bơi Krun: cách cảm nhận khi tay bắt đầu PLực?
Tôi: Xin chào.
Khi bơi Krun, cơ thể phải nghiêng qua nghiêng lại (giống như xiên thịt nướng anh đang nướng trên than) 45 độ mỗi bên.
Nếu tay trái anh đang ở vị trí duỗi thẳng: lúc cơ thể đã nghiêng hết sang phải thì tay trái bắt đầu chúc xuống và PLực theo hình chữ S (xuống, hơi ra ngoài - tiếp tục xuống, vào trong - ra ngoài).
Rồi anh dừng PLực, rút tay lên khỏi mặt nước (động tác y như rút tay ra khỏi túi quần).
Rồi duỗi thẳng tay lên phía trước.
Khách thăm: làm sao vụt chân theo hình chữ C được?
Tôi: Chào anh.
Anh cứ "vụt" lên-xuống bình thường. Do cơ thể nghiêng qua nghiêng lại nên "vô tình" làm quỹ đạo của chân thành chữ C.
Anh đừng vụt sâu quá (mất lực), chỉ nên lên xuống chừng hơn 30cm thôi,
cũng đừng dùng nhiều sức để vụt.
Tòan bộ chân phải luôn luôn thẳng. Bàn chân luôn duỗi thẳng.
Anh không dùng lực của cẳng chân (đầu gối trở xuống) để vụt, mà lợi dụng lúc "nghiêng lại" của cơ thể mà vụt, tức anh cần cảm nhận rằng, anh đang dùng hông-đùi để vụt.
Khách thăm: bơi ếch nên hít/thở lúc nào?
Tôi:
Anh không được ngóc đầu lên thở.
Anh thở ra trong giai đoạn 2 tay đang PLực.
Khi lực nâng (do 2 tay tạo ra) lớn nhất thì cơ thể anh (bao gồm cả đầu luôn luôn cố định vào thân) sẽ nổi chếch lên.
Khi đầu vừa lên khỏi mặt nước thì anh đã thở ra xong, thế là anh chỉ việc hít vô.
Có thể 1 lần quạt 1 lần hít thở, có thể 2 lần quạt 1 lần hít thở - tùy "ý chí" của mỗi người.
Khách thăm: kĩ xảo bơi Krun của anh hình như có điểm hơi khác so với tài liệu khác mà tôi được xem, cụ thể là tay dừng PLực lúc gần thời điểm kết thúc?
Tôi:
Anh nói chính xác. Tôi nghĩ anh nếu không phải là VĐV nhà nghề thì cũng là một kẻ xuất sắc trong bá tánh.
Trước hết, kĩ xảo bơi Krun mà tôi đưa lên blog là tài liệu của tôi thôi chứ không phải tài liệu chính tắc đâu, vì thế nó không ... chuẩn đâu. Tuy nhiên, theo quan niệm của tôi:
Tài liệu chính tắc dành cho VĐV chuyên nghiệp (thể lực tốt, có ý chí phấn đấu vì huy chương) nên nó bắt người tập phải vươn lên, giành giật cho bằng được, dù chỉ 1/100 giây. Còn chúng ta, những kẻ có thể lực hạn chế, đồng thời chẳng quan tâm tới cái 1/100 giây đó, thậm chí vài giây cũng chẳng là "cái đinh" gì, nên tôi nghĩ cũng nên "châm chước" chút đỉnh. Ví dụ với một kĩ thuật quá khó nhưng chỉ nhằm giành được 1/100 giây thôi, thì tôi nghĩ ... không cần.
Về kĩ xảo:
Đúng như anh nói, khi tay quạt nước theo hình chữ S và lúc bàn tay tới ngang hông, thì VĐV vẫn tiếp tục quạt về sau-lên trên nhưng giảm dần lực. Khi bàn tay lên tới ngang đùi thì rút tay lên trời (dừng PLực).
Tuy nhiên, giai đoạn PLực cuối cùng này chỉ đem lại hiệu quả rất thấp (hơn được 1/100 giây - giả sử thế) trong khi ta phải tốn thêm một chút sức lực. Với những kẻ bơi lội luyện tập kiêm giải trí thì ... không cần tiêu hao calo cho động tác này.
Vì thế, tôi đã "chơi kiểu ăn gian", cụ thể là, khi bàn tay tới ngang hông thì dừng PLực và rút tay lên khỏi mặt nước. Nếu bơi chừng vài ngàn met thì cũng tiết kiệm được kha khá calo (tôi thuộc diện suy dinh dưỡng, quý calo lắm).
Chào anh. Rất mong được gặp anh trong một ngày gần đây.
Khách thăm:
Bơi ếch: cháu cảm thấy khi bơi bị lực cản rất lớn. Nguyên nhân chính là đâu?
Tôi:
1/ Trước hết, bơi ếch là môn bơi bị lực cản nước rất lớn, lớn nhất trong các môn bơi.
2/ Cảm nhận rõ điều này chứng tỏ cháu bơi tốc độ khá cao và thể lực của cháu khá tốt.
3/ Chú thực sự khó nghĩ khi phải tìm ra "nguyên nhân chính". Theo chú, những động tác gây lực cản lớn gồm:
- Cơ thể bị nghiêng quá làm tăng diện tích mặt cản nước.
- Thở: cháu đã cố ngóc cổ lên để thở, cũng làm tăng diện tích mặt cản nước.
- Bơi giật cục (bơi không lướt). Mỗi lần giật cục là một lần bị nước trì lại rất mạnh.
- Khi 2 chân kết thúc PLực, thì thay vì kéo gót về phía mông thì cháu gập đùi lại để hoàn thành động tác rút chân về.
Phỏng đoán như vậy, chứ chú cũng chẳng biết cháu có lỗi ở đâu.
Khách thăm: Anh nói bơi ếch thì 2 tay quạt chéo xuống (không quạt ngang, không quạt thẳng xuống)?
Tôi:
Xin lỗi anh, chỉ tại tôi nói vắn tắt quá.
Lúc quạt nước:
Phần từ cùi chỏ xuống tới đỉnh ngón tay (xem như mái chéo) sẽ quạt chéo xuống (và dĩ nhiên, sẽ chuyển động từ trước ra sau);
Còn phần từ cùi chỏ lên tới vai thì chuyển động ngang (bắp tay song song với mặt nước).
Lỗi thường gặp là khi bơi ta cứ hạ cùi chỏ xuống.
Khách thăm : Xin giải thích rõ hơn câu "...còn phần từ cùi chỏ lên tới vai thì chuyển động ngang (bắp tay song song với mặt nước)..." :
Tôi:
"bắp tay song song..." có nghĩa là lấy vai làm bản lề, bắp tay quét thành 1 quỹ đạo chữ C song song với mặt nước.
Viết vắn tắt tuy gọn nhưng làm người xem ... vất vả. Cám ơn anh.
Khách thăm: Kĩ thuật bơi như anh nói là bơi thong thả, vậy khi bơi lẹ thì làm thế nào?
Tôi:
Để bơi lẹ, em cứ áp dụng đúng với kĩ thuật như vậy, nhưng tăng lực cơ bắp lên một chút (chỉ cần một chút thôi đối với mỗi chu kì) và tăng số lần quạt (tần số) lên một chút (chỉ cần thêm vài ba nhịp trong mỗi phút).
Thực tình tôi chẳng biết tôi bơi ra sao vì tôi không có bạn bơi cũng không có HLV để quan sát, góp ý, nhưng chắc cũng không đến nỗi nào?
chau moi tap boi ech, cung dc tam vai tram m. nhung luc do chau thuong bi kho co do tho nhieu. bac co cach nao su li dc ko a?
bac co the huong dan chau cach dap chan thanh be de doi huong boi dc ko a?
chau cam on!
Quả là nhiều ý kiến và câu hỏi hay. Nhưng theo kinh nghiệm của riêng cháu thì các môn về thể chất này nói bằng lời rất "mất công"! Cách học và dạy tốt nhất là làm mẫu và bắt chước. Ngay cả các kỹ thuật lặn vo cũng vậy, nên chú bảo "đọc các bài viết của cháu thấy có vẻ không thích hợp với chú" thì chưa chắc đã thực sự không hợp.
Theo cháu thì lý thuyết là một chuyện, nhưng cái quan trọng hơn là cảm nhận, người học thì cảm nhận cái động tác nào là sai cái nào là đúng (qua chỉ dẫn trực tiếp của HLV). Người dạy thì cảm nhận trực tiếp người học sai chỗ nào. Chứ qua lời nói thì cả 2 đều rất khó hiểu.
Chú tới hồ bơi HK đi, còn chia sẻ kinh nghiệm bơi với mọi người nữ ;)
Xin lỗi, vừa rồi cháu enter gấp quá mà thiếu mất chữ "a": sửa "nữ" --> "nữa"
Ô, chào Hoa.
Hôm nay rảnh rảnh quay lại mấy bài hồi xửa hồi xưa mới thấy câu hỏi của Hoa (và của ComputerBoy). Xin lỗi vì câu hỏi từ 08/09 mà bây giờ chú mới biết.
Vậy chúng ta sẽ thảo luận với nhau trên email của chú nhé: chiquang.ha@gmail.com
HCQuang
Quên, Nếu VT của cháu có phông tiếng Việt thì cuộc thảo luận sẽ thuận lợi hơn.
HCQuang
Chào Hoa.
Chú đọc mấy lần mới hiểu cháu nói gì (chữ Việt không dấu nó phiền vậy đó).
Khi bơi cháu bị khô cổ phải không?
Thực tình chú cũng chưa nghe thấy ai than phiền về chuyện này.
Theo phán đoán của chú thì có lẽ cháu bơi ếch với cái đầu luôn luôn ở trên mặt nước. Nếu đúng vậy thì cháu chỉ việc bơi đúng kỹ thuật ếch, tức là đầu ở dưới mặt nước là ... hết khô miệng.
Cháu hãy xem các clip và sẽ thấy: chỉ khi 2 tay quạt nước tới khi qua vai thì vai và đầu mới nổi lên trên mặt nước thôi, còn lại là ở dưới mặt nước.
Khi đầu vừa nhô lên khỏi mặt nước thì cháu hít vào (tức là cháu đã phải thở ra xong xuôi tại thời điểm trước đó rồi).
Về kỹ thuật xoay vòng ếch (đổi hướng 180 độ):
Chú không tập kỹ thuật xoay vòng nên không giúp cháu được (chú luyện bơi theo quan điểm để sử dụng trong thực tế, chứ không luyện bơi thi đấu). Tuy nhiên, cháu có thể xem hình vẽ mà các Hồ bơi dán ở khu vực bán vé hoặc khu vực ngồi nghỉ. Chú tin là Hồ bơi nào cũng có hình hướng dẫn quay vòng ếch.
Hi vọng là chú đã nói đúng với câu hỏi.
HCQuang
Trong này có hướng dẫn kỹ thuật xoay vòng nè bạn
http://ebook.moet.gov.vn/resources/iportal/ebook/uploads/Library/NoiDungBoiloi.pdf
Cám ơn chung nguyen.
Nhân đây, tui xin sửa một chút về nội dung tui đã góp hồi 9.17h 02/07/2010:
Hồi đó tui viết là "...và tăng số lần quạt (tần số) lên một chút (chỉ cần thêm vài ba nhịp trong mỗi phút)".
Nói như vậy là sai, nay cho tui cải chính là "... và tăng số lần quạt (tần số) lên một chút (chỉ cần thêm khoảng chừng vài ba nhịp trong mỗi lượt quay vòng)" - ý tui muốn nói là:
bạn đang bơi trong hồ 50m với kỹ thuật bơi sải, và khi bơi thong thả thì mỗi lượt bạn bơi, từ đầu này của hồ tới đầu kia của hồ, bạn thường quạt tay 33 lần,
thì khi luyện bơi với tốc độ cao, bạn hãy tăng thêm chừng 3 nhịp, tức sẽ quạt tay 36 lần cho mỗi lượt 50m.
Tăng tần số quạt nước không phải là biện pháp hay (trừ trường hợp bơi đua ở cự li 50m).
Hi vọng là tui đã diễn đạt được ý tui muốn trao đổi.
Cảm ơn.
Đăng nhận xét