Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Bơi - P6: Cảm giác nước và thả lỏng ở tốc độ cao

(tiếp theo và hết)
Cái mà HLV kia thấy là một phần trong phương pháp “bơi siêu chậm” của Tourestki. Tourestki giải thích phương pháp của mình bằng cách đi trong phòng theo cách bước chậm một cách cường điệu. Bằng cách chuyển động cực kì chậm, ông phải tập trung vào hoạt động của mỗi cơ một cách chính xác. Sự thăng bằng trở thành bắt buộc. “Con người có chiều hướng lảo đảo nhiều hơn khi chuyển động rất chậm, và họ phải liên tục chuyển trọng lượng để lấy lại thăng bằng”, ông nói. Điều tương tự được áp dụng ở hồ bơi, khi các VĐV có thể di chuyển một cách nhịp nhành ở tốc dộ rất chậm thì họ có thể di chuyển nhịp nhàng hơn ở tốc độ cao. Bơi siêu chậm cũng buộc VĐV phải tập trung vào động tác duỗi thẳng tay về phía trước càng xa càng tốt, để đạt được biên độ tối đa trong mỗi động tác và cải thiện khả năng thư giãn của VĐV ở tốc độ cao hơn. Khi bạn tuyệt đối chắc chắn rằng bàn tay và bàn chân bạn đặt đúng chỗ và đúng lúc thì trong các cuộc đua, các cử động điên rồ và sự lãng phí năng lượng sẽ ít hơn.Sự thư giãn thường bị xem nhẹ nhưng VĐV bơi lội vĩ đại người Mỹ Johnny Weissmuller đã từng nói “Bí mật lớn nhất của bơi sải là sự thư giãn ở tốc độ cao”. Tuorestki nói thêm “không phải mọi cơ bắp vận đông cùng một lúc, có một làn sóng các cơ co và nghỉ đồng thời”. Học cách thư giãn các cơ bắp không chỉ để tiết kiệm năg lượng mà còn để ngăn chặn mệt mỏi.

Tập luyện ở tốc độ chậm cũng giúp cho VĐV mài dũa trực giác quan trọng là “cảm giác nước” để đoán trước, điều khiển và lèo lái dòng chảy. Năng lực này được xem là năng lực thần bí của VĐV bơi, cũng như học sĩ mô tả “con mắt vàng” khi vẽ tranh. Đối với một VĐV bơi, “cảm giác nước” giúp họ biết khi nào họ tì nước chính xác với lòng bàn tay và kéo cơ thể về phía trước với lực cản tối thiểu.
Nếu bơi siêu chậm không giúp phát triển cảm giác này, Tuorestki sẽ thử cách thức đối nghịch bằng máy kéo. Máy này kéo VĐV di chuyển với tốc độ cao, vì thế họ tăng cường cảm giác về điều gì xảy ra khi họ đặt tay và chân chính xác. Nó cũng giống như khi bạn đặt bàn tay ở ngoài cửa sổ xe hơi khi xe đang chuyển động. Khi lòng bàn tay được giữ thẳng đứng, bạn cảm thấy lực đẩy của gió đẩy ngược tay bạn về sau, và khi xoay lòng bàn tay 90 độ, tay bạn sẽ cắt trong không khí.

Phương pháp của Tourestki để tối ưu hóa cái mà ông gọi là ba chữ “R”: Stroke Range (biên độ động tác), Relaxation (sự thư giãn) và Rhythm (nhịp điệu ). Nhịp điệu là yếu tố quan trọng làm giảm sự giật cục trong nước. Khi bàn tay của VĐV bơi sải kéo trong nước, tốc độ cơ thể di chuyển nâng cao, nhưng khi bàn tay rút khỏi mặt nước,tốc độ di chuyển lại giảm.Giống như động cơ một xilanh, điều này đưa đến chuyển động không đều. Biên độ thay đổi càng rộng, sự lãng phí năng lượng càng nhiều.

Những bài tập và phương pháp huấn luyện khác thường này dường như mang lại kết quả khả quan. VĐV của Toursetki không phí phạm nhiều năng lượng để tạo sóng.Ngoài những hiệu quả thấy rõ, công trình nghiên cứu của Sergei Kolmogorov, nhà khoa học đứng đầu đội bơi Nga, còn cho thấy kĩ thuật êm dịu của Popov cho phép anh ta tiêu thụ năng lượng ít hơn 30% so với những VĐV khác bơi cùng tốc độ.

Hình: Sara Campbell (nữ VĐV vô địch thế giới môn lặn vo độ sâu) đang luyện tập với "đuôi cá".

3 nhận xét:

Tualinh nói...

Cám ơn a.HCQ,đọc loạt bài của a.tôi vỡ vạc ra nhiều lắm về cái sự 'bơi'.
Tôi thầm nhủ: nếu một ngày đẹp giời nào đó mà tui lại muốn 'chơi' với nước, nhất định sẽ mời a.làm sư phụ cho nó có căn bản.:)

HCQuang nói...

Xin mời các anh/chị có quan tâm tới bơi lội hãy ghé thăm phần "nhận xét" của bài "Bơi(P5)" để xem các lời trao đổi tay đôi về bơi lội.

Cám ơn a.Tuanlinh vì đã đánh giá cao về tôi. Thực sự thì tôi không được ai huấn luyện (chỉ đọc tài liệu, xem băng ghi hình) nên chắc sẽ không có khả năng về sư phạm đâu. Thôi thì biết đâu nói đó.

Vui một chút: Từ ngữ VN biến hóa kì diệu, không "khô khan" như tiếng Anh. Biết ĐÂU thì lẽ ra phải nói là ĐÂU, biết ĐÓ thì mới nói là ĐÓ, chứ biết ĐÂU mà lại đi nói là ĐÓ ...

Tualinh nói...

@HCQ: Tôi học ai cái gì (kể cả học lén) là khi tôi thấy cái đó đã thực là của người đó.Dù tự học hay học ở đâu, được mấy ai chuyển hóa thành 'của mình'?
Ngoài ra học bơi ở anh tôi còn được thêm về mặt 'văn'. :)