(sưu tầm).
Nếu chiết suất của mắt bằng chiết suất của môi trường thì kẻ đó sẽ không nhìn thấy các vật xung quanh.
Chiết suất của nước là 1,34 còn chiết suất của mắt người, gồm:
Màng cứng và thủy tinh dịch là 1,34
Thủy tinh thể là 1,43
Thủy dịch là 1,34
Chiết suất của thủy tinh thể của mắt chúng ta chỉ lớn hơn chiết suất của nước một chút (khoảng 1/10), do đó ở dưới nước, tiêu điểm mà ánh sáng hình thành ở trong mắt người sẽ lùi về phía sau võng mạc, cho nên ảnh hiện trên võng mạc sẽ bị mờ làm cho người ta khó nhìn rõ những vật xung quanh. Chỉ những người cận thị nặng mới có thể nhìn rõ các vật ở dưới nước.
Vậy dưới nước, con người có thể nhờ vào những kính chiết quang “mạnh” để nhìn rõ các vật được không? Những loại kính làm bằng thủy tinh thông thường không thích hợp; chiết suất của thủy tinh là 1,5 nghĩa là chỉ lớn hơn chiết suất của nước (1,34) một chút. Những kính như thế sẽ khúc xạ ánh sáng ở dưới nước rất yếu. Cần phải sử dụng loại thủy tinh đặc biệt, có năng suất chiết quang cực mạnh, có chiết suất xấp xỉ bằng hai. Với loại kính này ta có thể nhìn tương đối rõ ở dưới nước.
Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao thủy tinh thể của cá lại lồi ra một cách đặc biệt: Hình cầu và chiết suất của nó là chiết suất lớn nhất trong tất cả những động vật mà chúng ta biết. Nếu không thế, loài cá có mắt cũng gần như không.
Lưu ý: Trong bài này, tác giả chỉ trao đổi với chúng ta về khả năng của mắt người, chứ chưa đề cập tới yếu tố khúc xạ, sự "phân tách màu sắc" và hàng loạt hiện tượng vật lý khác trong môi trường nước.
Hình: chim cánh cụt ở Nam cực
2 nhận xét:
Những nhận xét này chỉ đúng khi ta nhìn trực tiếp trong môi trường nước. Khi ta mang kính lặn, mắt được cách ly với nước bời không khí trong kính nên vẫn điều tiết được như trên cạn. Cũng vì thế ta nhìn dưới nước cũng rõ ràng như trên bờ, tương tự như khi ta đề mắt sát tấm kính thành bể cá và quan sát bên trong. Điểm khác biệt là dưới nước ánh sáng khúc xạ khác với trong không khí nên mọi thứ ta thấy dưới nước có vẻ to hơn và gần hơn so với thực tế.
Tức là khi chúng ta lặn thì phải đeo kính lặn.
Đăng nhận xét