(Tiếp theo và hết)
ĐỊNH HƯỚNG THEO ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ
Sử dụng la bàn để đi men theo đường bình độ. Tới nơi (hoặc khi bình khí nén còn 1/2, không tính lượng khí dự phòng), xoay vòng phương vị của la bàn 180 độ rồi quay về cũng theo đường bình độ này. (Khi này la bàn chỉ có tác dụng tham khảo).
ĐỊNH HƯỚNG BẰNG LA BÀN
(Là phương pháp tọa độ độc cực thực dụng. PP này chỉ đảm bảo đi theo đúng hướng chứ không đi chính xác tới cột mốc).
Đo vận tốc di chuyển.
Chọn và đánh dấu điểm xuất phát (mốc 1). Xác định hướng của dòng chảy. Bơi ngược hoặc xuôi dòng chảy một đoạn rồi chọn và đánh dấu điểm tới (mốc 2).
Bơi từ mốc 1 tới mốc 2 để đếm số lần đạp chân (ví dụ 20 lần, đếm theo 1 chân). Từ mốc 2 bơi về mốc 1 và đếm số lần đạp chân (ví dụ 17 lần). Bấm đồng hồ để tính vận tốc đi ngược và xuôi dòng chảy.
Trong quá trình bơi, cần nhớ mình đang bơi ngược/xuôi/ngang dòng chảy để cộng trừ số lần đạp chân.
Đi và quay về (180o).
Xác định góc tiến (nên thực hiện trên mặt nước):
Tay đeo la bàn phải vuông góc với hướng tiến và la bàn phải thăng bằng.
Đọc góc tiến hiện lên ở ô cửa sổ la bàn (cũng là số ở mặt la bàn), ví dụ là 30o. Xoay vòng phương vị (VPV) sao cho số 30o trên VPV vị trùng với hướng tiến, tức số 30o trên VPV phải đối xứng với số 30o trên ô cửa sổ (và trùng với vạch đỏ của la bàn). Xoay người theo hướng tiến (góc 30o) rồi di chuyển.
Trên đường đi:
Khi số hiện trên cửa sổ la bàn khác 30o, hãy thay đổi hướng đi sao cho cửa sổ la bàn xuất hiện lại số 30o, rồi tiếp tục tiến thẳng theo hướng đó.
Tới nơi:
Đứng yên, xoay VPV thêm (ví dụ cộng) 180o (là 210o), quay lại thẳng với hướng 210o. Trở về theo góc 210o cho tới khi về tới mốc xuất phát.
Bài tập đi và quay về.
Đo vận tốc di chuyển.
Đi lần 1: Từ mốc 1 ta đi tới một đoạn và chọn mốc 2. Trở về tìm mốc 1.
Đi lần 2: Từ mốc 1 ta đi tới tìm mốc 2.
Đi theo hình vông (quay 90o 4 lần).
Từ điểm xuất phát (mốc 1) đi tới mốc thứ 2, đứng yên, xoay VPV (ví dụ cộng) 90o.
Quay người 90o (ví dụ quay phải) rồi đi tiếp tới mốc thứ 3. Tới nơi, xoay VPV thêm 90o nữa (cộng 180o).
Quay người thêm 90o nữa (tiếp tục quay phải) rồi đi tiếp tới mốc thứ 4. Tới nơi, xoay VPV thêm 90o nữa (cộng 270o).
Quay người thêm 90o nữa (tiếp tục quay phải) rồi đi tiếp tới mốc 1 ban đầu.
Bài tập đi theo hình vuông.
Đo vận tốc di chuyển.
Đi lần 1: Đi 1 hình vuông và đánh dấu 4 cột mốc.
Đi lần 2: Đi để tìm lại 4 cột mốc đó.
Đi theo hình tam giác (quay 120o 3 lần).
Như đi hình vuông nhưng với góc quay được cộng (hoặc trừ) 120 độ.
Ghi chú: Nội dung trên chỉ là "lý thuyết". Để định hướng dưới đáy biển, cần kết hợp nhiều yếu tố kĩ thuật, trong đó kinh nghiệm "chiến trường" là hàng đầu, bởi đáy biển là một vùng thiên địa tù mù, hư hư thực thực, quá nhiều cám dỗ, dễ làm sao nhãng "ý chí người hùng".
1 nhận xét:
Đúng rồi, đó là kĩ thuật định hướng ở "ngoài trời" thôi, chứ không dùng cho lặn hang động được.
Đăng nhận xét