... Công việc của thợ lặn công nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ chết người. Với bộ đồ lặn 60 kg, cứ ròng rã như thế đến năm 1979, đội của ông mới hoàn thành việc hạ đáy cho 13 trụ cầu. Đây là công trình đầu tiên của thợ lặn cầu Việt nam. Sau cầu Thăng long, cầu Chương dương, đội thợ của ông bắt đầu “cuộc hành trình dưới lòng sông” của mình từ Bắc vào Nam. Tính đến nay, ông không nhớ mình đã bắc lên bao nhiêu nhịp cầu, nhưng có một kỷ niệm khiến ông nhớ nhất, đó là thi công cầu Bến thuỷ (Quốc lộ 1A).
Năm 1988, một trận bão khủng khiếp đã tàn phá tan hoang một dải Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Khi đó cầu Bến thuỷ đang đóng những mố cọc bê tông đỡ bệ. Cơn bão bê cả chục con tàu biển ném lên đường ray xe lửa, đã phá nát biết bao công sức của những người thợ vừa mới đóng xong giàn cọc. Nhiều khả năng phải đóng lại toàn bộ giàn cọc mới, điều đó đồng nghĩa với toàn bộ thiết bị dầm đỡ đã đúc sẵn sẽ phải huỷ bỏ. Cuối cùng, phương án là: Hàn lại toàn bộ hệ thống cọc thép, tiếp tục phương án cũ!
Đội lặn của ông được chuyển từ giàn khoan dầu khí Bạch hổ về Bến thuỷ. Tiến độ gấp đến nỗi không thể chờ thiết bị, phương tiện thi công dưới nước từ Sài gòn chuyển ra. (Ông nhớ lại: Sau chiến tranh, các công trình hạ tầng đều đã bị phá hoại, nên cả nước phải khẩn trương hết sức để xây dựng lại). Đích thân ông khảo sát và hàn toàn bộ 3 trụ số 6 - 7 - 8 bằng thiết bị hàn chỉ dành cho thi công trên cạn. (Thiết bị trên cạn không an toàn dưới nước: Trong môi trường nước, chỉ cần “mồi hồ quang” không cháy là người thợ sẽ bị điện giật(*)
Khi ông Tâm chuẩn bị lặn, toàn đội đã bắt tay chào ông, như chào một người lính cảm tử. Một que hàn chỉ cháy được 55 giây là phải mồi que mới. Mỗi lần mồi que mới là một lần đối mặt với tử thần. Ông không nhớ để hàn hết 3 trụ cầu ngầm, đã phải đốt hết bao nhiêu que hàn. Lúc ngoi lên mặt nước, ông được đón tiếp bằng những tràng tung hô nồng nhiệt. Ông nói: “Không thể tưởng tượng được là tôi còn sống trở về. Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy đó là điều kỳ diệu”.
Hiện ông vẫn tiếp tục công việc “nắm đuôi hà bá” ở Công ty TNHH lặn Đại Dương chuyên nhận thi công, trục vớt những hạng mục ngầm dưới nước. Phần lớn thợ lặn đều là học sinh do ông đào tạo. Hôm tôi đến, ông mới đi công trình đường ống dẫn dầu Cảng Dung quất về, chỉ vào những người thợ của mình, ông nói: “Nghề thợ lặn là nghề lặng lẽ, ngắn ngủi và cô đơn. Chỉ những ai thực sự yêu nghề và có lòng quả cảm mới có thể theo nó được lâu dài”. (hết)
(*) Hồi đó, do thiết bị chuyên dụng thiếu thốn, lại ảnh hưởng lối tư duy thời chiến nên công tác an toàn lao động chưa được chú trọng như bây giờ-NST.
Hình minh họa: Thợ hàn dưới nước.
2 nhận xét:
Chào AMK3.
Theo "chỉ thị" của AMK3, tui "đành" lập nhãn cho các bài viết (của tui). Vất vả quá. Tui chỉ lập thành 5 nhóm chủ đề (nhãn) như sau:
1. Thợ lặn và "người nhà" của họ: chuyện của dân lặn nhà nghề và lặn giải trí, của những đối tượng khác có liên quan "biểu lý".
2. Kĩ thuật lặn: gồm Kĩ thuật lặn và tất tật những cái gì giống như thế.
3. Dưới đáy biển. Khí tượng: Chuyện ngêu sò ốc hến, hang động, tàu bè ... ở dưới biển. Chuyện về thời tiết, sóng gió.
4. Bơi: kĩ thuật và các thứ trên mặt nước.
5. Khác: những cái vui vui nhưng không có nhiều, thì tui tống cả vô đây.
6. Ngoài ra, còn một số bài "trôi nổi" tui không tính ghép vô đâu cả, thành thử nó cứ trôi nổi trong blog.
Đại để vậy.
Cám ơn
Thiết bị hàn hồ quang (hàn điện) dùng điện xoay chiều và đưa qua biến áp để giảm áp, sử dụng dưới nước rất nguy hiểm. Theo tôi biết thì thiết bị hàn hồ quang để hàn dưới nước thì dùng điện 1 chiều điện áp thấp, kĩ thuật cách điện và chống rò rất tốt, có mạch cảm ứng dòng chống điện giật.
Đăng nhận xét