Tuy tiêu chí của blog chúng ta là chỉ nói chuyện về lặn, nhưng xã hội ta hiện đang bức xúc với cái "lưỡi bò" mà Trung quốc tự vẽ ra trên Biển Đông, nên cho phép tôi có chút lạc đề:
(vietnamquansu, trích) ... Từ thực tế trên, tác giả nhắc lại rằng, Mendès France (Thủ tướng Pháp, vào năm 1954-NST) khi đàm phán với Chu Ân Lai, đã tin tưởng là Trung Quốc rõ ràng tán thành chia cắt lâu dài Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đã hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơ-ne-vơ, đặc biệt đã gây sức ép với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền Nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ý đồ của Bắc Kinh còn ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thãi ở Nam kỳ, Bắc Việt chỉ còn có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm còn thiếu”; “sau khi Việt Nam bị chia cắt, miền Bắc gắn bó mật thiết hơn với nền kinh tế Trung Quốc từ nay duy nhất có khả năng cung cấp cho những nhu cầu chủ yếu của một nước không thể tự cung tự cấp được. Tình trạng đó từ nay sẽ là một chủ bài quan trọng đối với chính sách của Trung Quốc ở Việt Nam".
Về chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đông Dương, sự khác nhau cũng thể hiện ngay trên các tuyên bố công khai. Từ đó, tác giả cho rằng quan điểm của Trung Quốc về một Đông Dương đa dạng có nghĩa là “Lào và Cam-pu-chia phải là đối trọng với Việt Nam". Và “Lập trường của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa muốn tạo ra nhiều nước riêng biệt ở Đông Dương, muốn Ban-căng hoá Đông Dương dĩ nhiên dẫn đến sự chia rẽ tình đoàn kết giữa những người yêu nước ở các nước Đông Dương, làm suy yếu các mặt trận cách mạng và dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia đang hướng về chủ nghĩa xã hội trên thế giới”. Đó là: “một chính sách Đông Dương nối tiếp chính sách của các triều đại hoàng đế xưa kia”, mà một trng những nét nổi bật nhất của chính sách đó là ý muốn thường xuyên duy trì hoà bình ở sườn phía nam, dựa trên thế cân bằng lập ra từ nhiều sự cạnh tranh giữa các nước khác nhau ở trong vùng… một chính sách khá gần gũi với chính sách chia để trị cổ xưa”.
Hình: lính Trung quốc bị bắt khi xâm lược Việt nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét