(bài của Sherlock Lam, trích)
3. Thở.
Lúc ngoi đầu lên thở, bạn chú ý hít nhiều không khí bằng miệng và khi chìm trong nước thì thở mạnh ra bằng mũi, nếu các bạn không thở ra thì lúc ngoi đầu lên lại mất một nhịp để thở ra rồi mới hít vào, khiến cho không khí không hít đủ.
Điều lưu ý là khi thở dưới nước các bạn nên thở bằng mũi thay vì bằng miệng, như thế sẽ không bị sặc nước và khi ngoi lên thở thì phải hít bằng miệng thì mới được nhiều dưỡng khí. Tóm lại cứ nhớ là thở bằng mũi dưới nước, hít bằng miệng khi ngoi đầu.
4. Ngoi đầu.
Đa số người thuận tay phải thì ngoi đầu bên phải (như một phản xạ tự nhiên), khi tay trái chìm dưới nước thì nghiêng người sang phải khoảng một góc 45 độ (hoặc lớn hơn) so với mặt nước, chú ý là bạn nghiêng cả người và đầu nhé, nó sẽ giúp cơ thể đồng nhất giúp hạn chế lực cản nước, đừng nghiêng mỗi đầu vì như thế sẽ góp phần cản nước.
5. Đạp chân.
Hai chân đạp lên xuống, đè vào nước. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bơi để rèn luyện sức khỏe thì các bạn không nên đạp quá mạnh và quá nhiều, sẽ khiến người mau mệt và dễ bị chuột rút, nên đạp vừa phải đủ để cơ thể bơi đi không quá chậm mà cũng không quá nhanh, chủ yếu là sức bền.
6. Bình tĩnh.
Trong quá trình bơi sẽ có trường hợp bị sặc, chuột rút... thì điều quan trọng nhất đó là bình tĩnh. Nếu bị chuột rút hãy nhanh chóng tìm nơi có thể bấu vào gần nhất (dây phao, bờ...) và dùng hai tay bơi đến.
Chẳng may bị sặc nước trong quá trình ngoi đầu lên thở thì bạn cứ bình tĩnh, nếu trong miệng có nước thì uống luôn, đừng ngại gì vì khi ngoi đầu lên bạn chỉ có một cơ hội đó là phun ra hoặc hít thở không khí vào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét