(bài của một huấn luyện viên Padi – trích)
(NST: Tôi gặp a.Huy, nguyên thợ “lặn vo kiếm sống bán chuyên nghiệp” trên các con sông ở Nghệ Tĩnh. Té ra lặn sông không hề dễ dàng, đặc biệt ở các con sông miền Trung, tuy không sâu nhưng đầy rẫy nguy hiểm bởi sự biến động bất thường. Những tình huống dưới đây, theo a.Huy, chỉ là những sự kiện đơn giản tại các con sông Nghệ Tĩnh).
Sự phong phú của các đối tượng dưới nước, sự có mặt của xác tàu, chủng loài cá và dòng chảy mạnh 2-3 knot (1 knot = 1,852 km/h) thu hút các thợ lặn. Nhưng nhiều thợ lặn đã chết dưới sông, lí do là họ đánh giá quá cao kỹ năng của cá nhân, đồng thời đánh giá thấp hiệu lực của dòng chảy dưới sông.
Nguy hiểm chính trong lặn sông là dòng chảy mạnh nhưng hay bị đổi hướng và cường độ dòng, kết hợp với tầm nhìn kém. Lặn trong điều kiện này giống như lái xe 100 mile/h trong đêm và dưới mưa. Thợ lặn bị hạn chế tầm nhìn có thể mất phương hướng và bị đe dọa.
Bất kể kinh nghiệm lặn trước đó, bạn đi lặn ở những con sông có dòng chảy trên 2 knot cần tiếp nhận kinh nghiệm của thợ lặn địa phương. Hầu hết các đáy sông đều không suôn sẻ, do đó, bạn cần biết các số liệu về các cấu trúc tự nhiên và nhân tạo dưới đó. Hiểm họa dưới đáy sông thường là vô hình và chỉ biết được khi sự cố xảy ra:
-Sự liên tục thay đổi dòng chảy làm cấu trúc dưới đáy sông không ổn định.
-Có một mối nguy hiểm là dễ bị thương do mảnh sắc rất phong phú dưới đáy sông. Thường thợ lặn không đủ thời gian để tránh những cạnh sắc của xác tàu đắm, mảnh thủy tinh, rác kim loại, pilings và lưỡi câu.
-Vấn đề trở nên phức tạp hơn nếu có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực.
-Một số vùng nước sông bị ô nhiễm từ nước thải.
-Dòng nước chảy mạnh làm tăng tổn thất nhiệt và giảm nhiệt độ cơ thể là một vấn đề nữa.
-Cuối cùng, do lặn sông đòi hỏi cơ bắp phải làm việc nhiều hơn lặn biển, nên việc cung cấp khí thở trở thành một vấn đề nan giải.
Đê điều và jettys điều chỉnh lưu lượng: Dòng nước êm đềm chảy qua các công trình sẽ trở nên hung bạo và khó lường. Thợ lặn cần phải tránh, đặc biệt là người mới làm quen với lặn sông. Một số sông có hệ thống đập tràn. Khu vực hạ lưu của nó tạo ra một vùng hạ áp mà bạn có thể không thoát ra được (bị hút vào đó). Khu vực Such zones đã gây ra cái chết cho nhiều thợ lặn và được mệnh danh là “Drowning machines”. Lặn ngay dưới hạ lưu đập tràn là nguy hiểm và thợ lặn giải trí không nên thực hiện. Ngay cả một con đập nhỏ với độ chênh chỉ vài feet đã có một lượng nước đủ để bẫy thợ lặn. Chúng phải chịu trách nhiệm gây tử vong cho thợ lặn. Những kẻ hiếm hoi sống sót trong các bẫy thủy lực này đã kể lại về cú sốc tinh thần khi họ bị rơi vào bẫy.
Độ sâu của dòng sông còn phụ thuộc vào thời tiết. Độ sâu sẽ tăng sau khi mưa lớn và giảm trong đợt nóng kéo dài không có mưa. Ở một số địa điểm, gió mạnh liên tục có thể làm mặt nước ở đó thấp hơn so với vùng nước xung quanh. Các địa điểm bị ảnh hưởng thủy triều có thể xuất hiện lỗ hút, hoặc thủy triều có thể làm đảo ngược dòng chảy, gây ra sự thay đổi mạnh mẽ tới độ sâu của nước và cường độ dòng chảy.
Tại nơi con sông uốn cong sẽ là chỗ đáy bị sâu xuống. Ở đó nếu độ dốc thoai thoải thì đáy sông sau đó là bằng phẳng, còn nếu độ dốc lớn thì sẽ có nhiều khả năng tiếp theo là vực sâu.
Hình: Đội cứu hộ Việt nam trên sông.
4 nhận xét:
Híc, đọc không đã thấy chóng mặt rùi (*_*). Hồi trước cháu chị bị rơi vào dòng chảy ven bờ biển thôi mà đã thấy đuối rồi...
OK, ComputerBoy
Xin chào bà con cô bác của blog lặn,
Mấy tháng nay công việc lu bu quá bây giờ em mới có thời gian lên blog để xem tình hình hoạt động của mọi người.
2 đồng chí già AMK3 và A. Quang vẫn đi lặn đều nhỉ? Còn Computer Boy đi đứng làm sao mà để bị tai nạn nặng vậy? Liệu qua tết có đi lặn ở Nha Trang được không?
Năm mới 2012 đang đến gần, em chúc 2 bác già của blog giữ vững sức khỏe và phong độ trong năm mới để tiếp tục giúp blog lặn này phát triển; chúc Computer Boy chóng hồi phục sức khỏe để còn đi lặn với anh em. Phần em chỉ mong năm sau được đi lặn với các bác và anh chị em một chuyến ở Nha Trang hay Côn Đảo là tuyệt rồi.
Cám ơn coral.
Đăng nhận xét