Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Phải chăng loài người ban đầu là động vật biển


(lời góp của anh Tuấn Linh)

Chúng ta vốn dĩ thuộc loài "động vật trên cạn"'? Câu này quá đúng ... nhưng có lẽ chỉ cho ... 4 triệu năm trở về trước! Còn xưa hơn nữa tới 8 triệu năm thì có những chứng cứ nói rằng: tổ tiên chúng ta là loài “hải sinh”, tức “vượn biển”! Này nhé :




1. Khi mới chào đời, trẻ em đều có năng lực bơi lội. Trẻ mới sinh không bị chết ngộp trong nước do một năng lực bẩm sinh. Đây là bản năng hình thành từ thời kỳ hải sinh của tổ tiên loài người.

2. Giống như người, những loài động vật sống trong biển như hải báo, cá voi, ... đều có lớp mỡ dày và da không có lông. Đó là dấu hiệu đời sống trong biển: cần lớp mỡ dày để duy trì nhiệt độ thân thể, đồng thời nâng cao lực nổi trong nước. Trái lại, loài linh trưởng, hắc tinh tinh hay khỉ đột thì không có lớp mỡ dưới da này.

3. Nước mắt của loài người có thành phần muối khá lớn. Khi bơi lội, hoạt động của tim và các hoạt động của cơ thể đều giảm chậm. Hiện tượng này cũng tồn tại tương tự với các động vật sống trong nước.
Còn loài linh trưởng không có nước mắt.
Vở kịch “Nàng Ápsara” có nhân vật con khỉ làm việc tốt để muốn làm con người, tuy nhiên mãi mà không thành được vì không thể khóc ra nước mắt.Cuối cùng trời cũng cảm đức tính hy sinh cho con người của khỉ mà cho nó nước mắt. Kết thúc vở kịch, khỉ khóc cho số phận chuân chuyên đã qua của nàng Ápxara thì ứa ra nước mắt. Thế là nó thành “con người” - dù cho thân thể bề ngoài vẫn là … khỉ! Xét về mặt sinh lý học thì kịch bản có lý đó.

4. Nhu cầu muối của các động vật trên đất liền đều được “cảm giác” khá chính xác. Một khi đủ, chúng sẽ không còn hứng thú. Nhưng khi thiếu, chúng sẽ khao khát và đồng thời biết cả cách kiềm chế điều tiết.
Trái lại con người không có cơ chế đó. Ngay cả khi thiếu muối, con người cũng không có nhu cầu bổ sung. Còn khi dư muối, con người sẽ bị sự phản tác dụng dẫn đến tim mạch. Nhưng mà con người vẫn không có cơ chế nào để tự động ngừng tiếp nhận. Điều này có thể giải thích do đời sống phong phú chất muối giữa biển cả mà con người đã trải qua.
Các loài linh trưởng sống trong rừng rậm thiếu chất muối, sự chọn lọc tự nhiên khiến chúng sản sinh cơ năng điều tiết nhu cầu này. Trái lại ,tổ tiên của loài người có lẽ đã từng sống ở đại dương - nơi có nguồn muối bất tận - nên không có cơ năng điều tiết này.
Cũng vì lý do này, không một loài động vật linh trưởng nào chọn phương thức đổ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Đó là sự lãng phí chất muối. Nếu tổ tiên loài người hoàn toàn sống giữa rừng rậm trong suốt quá trình tiến hoá thì cơ năng sinh lý đổ mồ hôi không xuất hiện, nó không có lợi cho tiến hoá. (Đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ và cả tính mạng).

5. Tập tính tính dục của con người là “úp mặt” giống như cá voi, cá heo (loài dưới nước). Còn ở loài linh trưởng thường là “úp lưng”.

6. Loài linh trưởng không có “nhân trung” như loài người. Người ta giả thiết rằng “nhân trung” là sự thoái của cơ cấu “mang cá” lọc nước lấy ôxy của “vượn biển”.

Từ 4-8 triệu năm về trước, do nước biển dâng tràn, một phần lục địa bị nhấn chìm. Loài vượn cổ trong khu vực ấy dần dần thích nghi đời sống trong biển và trở thành động vật hải sinh. Ước chừng 4 triệu năm sau, nước biển rút dần, vùng ngập chìm trong nước trở thành lục địa mới.

Vì vậy “lặn biển” không chỉ là môn thể thao trải nghiệm sự “thay đổi” tập tính sống trên cạn 4 triệu năm vừa rồi của con người, mà sâu xa hơn nữa còn là “trở về” (trải nghiệm) với môi trường sống của tổ tiên chúng ta cách đây 4-8 triệu năm!

Không có nhận xét nào: