Danh sách các tab/trang

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Cứu hộ lướt ván cứu sinh


(sưu tầm, trích)

Katherine Waterhouse, đội trưởng đội Cứu hộ lướt ván cứu sinh Australia tại Đà nẵng đã 13 năm nay: “Tôi muốn giúp người dân địa phương và người nước ngoài gây dựng phong trào lướt ván cứu sinh tại Đà nẵng, dù nhiều khu vực bãi biển này đã có đội dân phòng giám sát, các khu nghỉ dưỡng cũng triển khai cứu hộ, nhưng vấn đề đảm bảo an toàn bơi lội vẫn cần được cải thiện và hỗ trợ”. 

Cô cho rằng các nhân viên cứu hộ đang làm một công việc tuyệt vời, nhưng số lượng du khách mà họ phải giám sát trên bãi biển quá lớn, trong khi họ thiếu được đào tạo chính thức, “dù người dân miền Trung rất thích tắm biển nhưng phần đa không biết bơi hoặc bơi kém, rất dễ gặp nguy hiểm. Biển Đà nẵng không khác ở Australia nhiều, cũng có nhiều chỗ nước xoáy, dải cát và những rãnh sâu”.

Xây dựng dự án này là một nhóm người Australia, trong đó có Duncan MacLean – “Quản lý chung” của Khu nghỉ dưỡng Furama, Đà nẵng. Khi “Hội cứu sinh Australia” tổ chức “Hội nghị thế giới về việc chết đuối” tại khu nghỉ dưỡng này, ông đã nhận thức được về vấn đề an toàn bãi biển và hình thành ý tưởng thành lập câu lạc bộ lướt ván cứu sinh ở Việt nam. Ông tin rằng dự án này “không chỉ giúp giảm số lượng chết đuối mà còn khuyến khích thanh niên sống tốt hơn, khỏe hơn và có trách nhiệm hơn”.

Lướt ván cứu sinh là một trong các dự án tình nguyện ở châu Á Thái bình dương có sự hợp tác từ Australia. Chương trình hoạt động của tổ chức này dành cho những người từ 18 tới 30 tuổi đã tốt nghiệp đại học hoặc đã có kinh nghiệm làm việc, cho đến những chương trình dành cho người nhiều tuổi hơn hoặc đã nghỉ hưu.

Katherine nói: “Chúng tôi thường nghe các tình nguyện viên chia sẻ rằng họ đã nhận được nhiều hơn những gì họ cho đi khi trở về sau mỗi chuyến tình nguyện ... Họ được mở rộng các kỹ năng, tìm hiểu về giao tiếp liên văn hóa và cách thay đổi cũng như phát triển khi chỉ có rất ít nguồn lực trong tay”.

Công việc của cô là “giáo viên dạy cứu hộ bãi biển”. Sự xuất hiện của giáo viên dạy bơi người nước ngoài không lạ với người địa phương, nhưng chức danh này vẫn là một khái niệm mới mẻ đối với cộng đồng dân cư – những người chưa có nhận thức tốt về an toàn bãi biển. Tuy nhiên, sự quan tâm và ủng hộ của người dân địa phương đối với chương trình này đang ngày một tăng lên.

Katherine biết vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua, trong đó có việc chờ phê duyệt để dự án này hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận.

H1: Katherine và đội cứu hộ lướt ván cứu sinh ở Đà nẵng.
H2: Lướt ván sóng 12m ở Ha oai (không cứu sinh).

Không có nhận xét nào: