Vào tháng 10 năm 1951, Alain Bombard,
27 tuổi, bác sĩ, một mình trên thuyền cao su, không nước uống, không lương thực:
Anh tự nguyện lênh đênh trên đại dương trong vai “người bị đắm tàu” để thí
nghiệm về giới hạn chịu đựng của con người.
Thuyền anh trôi lênh đênh theo
chiều gió và bị đưa đẩy bởi các dòng hải lưu. Anh câu cá ăn, uống nước ép từ
thân cá và uống nước biển, ăn rong tảo. Sau 65 ngày vật lộn với sóng, gió, mưa,
nắng, đói, khát, bệnh tật, và ghê gớm nhất là sự cô đơn, sợ hãi, cuối cùng, anh
cập bờ vào một nơi thuộc quần đảo Antilles, Trung Mỹ, tuy kiệt sức nhưng vẫn
tỉnh táo.
Kỳ công của Alain Bombard đã giải quyết mấy vấn đề quan trọng nhằm giúp những người lâm nạn trên biển có thể sống sót:
- Người ta có thể đối phó với sóng lừng và bão tố chỉ với thuyền cao su.
- Giải quyết cơn khát bằng nước ép từ thân cá (nó không mặn như chúng ta nghĩ), rong tảo và nước mưa.
- Bác bỏ định kiến cho rằng con người không thể uống được nước biển (anh đã uống nước biển trong tuần đầu trong khi chờ mưa). Tuy nhiên về vấn đề này … các nhà khoa học vẫn khẳng định là nước biển không uống được.
- Thực phẩm thì lấy từ cá, rong tảo và chim biển.
- Quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề tư tưởng. Phải giữ được lòng tin và tinh thần phấn đấu.
H: Cậu bé 2 tuổi đang trôi dạt trên đại dương chiến tranh (Kenya 7-2011) - hình không liên quan bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét