Rất tiếc là phải tới
giữa tháng 6 hàng năm, khu vực mực nước thủy triều cao nhất thế giới Hopewell
Rocks, Vịnh Fundy, thành phố New Brunswick, Canada, mới mở cửa nhằm đảm bảo an
toàn cho du khách. Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, tôi (tác giả) vẫn quyết dạo
chơi dưới đáy biển. (Theo tienphong.online, trích)
Jane, một phụ nữ Canada,
nói chúng tôi tới New Brunswick mà không ngắm cảnh kì vĩ này thì coi như chưa
hiểu gì về thành phố lâu đời nhất Canada. Jane thận trọng chọn giúp chúng tôi một
ngày nắng đẹp vào cuối tháng 5. Chị tìm kiếm thông tin, ghi chép từng giờ nước
lên, nước rút và khuyên chúng tôi nên có mặt tại Hopewell Rocks trước 8 giờ: “Vậy
các bạn phải khởi hành trước 6 giờ”.
Từ
trung tâm thành phố đến Hopewell Rocks gần 200 cây số với 2 giờ chạy xe hơi ...
Một cảnh tượng lạ kỳ diễn ra trước mắt, nửa dòng nước xanh trong phía đông đang
bị nửa dòng nước đỏ quạch pha loãng ra. Dòng nước đỏ rút rất nhanh dưới ánh
nắng mặt trời để lộ dần đáy biển với thảm rong biển ngay dưới nơi chúng
tôi đứng. Đám cá, tôm tung tẩy bơi nhảy theo dòng nước. Những đàn chim từ trên
cao lượn xuống kiếm mồi.
Đang loay hoay trước
biển cấm và cảnh báo những nguy hiểm, nhóm bạn trẻ đến từ thành phố Halifax , ra hiệu cho chúng
tôi đi theo. Để xuống dưới đáy đại dương, chúng tôi cẩn thận theo hàng trăm bậc
thang kiên cố từ lưng chừng núi xuống.
Nước vừa rút, theo từng
bước chân chúng tôi có tiếng lép bép vui tai. Tiếng kêu đó là do những quả
khí của đám rong biển mọc tràn dưới thềm đại dương. Loại rong ở đây mọc thành
tảng lớn, ôm lấy những nền đất, mỏm đá khổng lồ và thường được Canada
khai thác làm nguyên liệu chế biến thuốc và các loại thực phẩm chức năng.
Thận trọng tránh
trơn trượt, một người dân bản địa chỉ cho chúng tôi những điểm trắng phía trên cao, phải ngửa cổ, nheo mắt mới nhìn thấy: Đó là điểm đánh dấu mực nước lên hàng đêm
ở khu vực này. Trung bình, mực thủy triều dâng từ 10 đến 14m.
Mức triều cao nhất ở đây
có thể trên 16m. Đây là chiều cao của tòa nhà năm lầu và là mức thủy triều cao
nhất thế giới với khối lượng nước đổ về lên tới hàng nghìn tỷ tấn. Thủy triều
dâng rất nhanh và được tính từng phút, nên muốn dạo chơi dưới thềm đại dương
đều phải nắm rất chắc thời gian nước lên – nếu không muốn bị kẹt lại dưới đáy biển.
Xuống tới đáy, cả không
gian rộng lớn với những kiệt tác thiên tạo khổng lồ hiện ra trước mắt. Chú “khủng
long” cả trăm người ôm mới xuể. Những hình thù to lớn được đặt tên như lâu đài
đá, mẹ thiên nhiên, quả táo, viên kim cương, con gấu... Xa xa, một lọ hoa bằng
đá khổng lồ lúc nào cũng được bài trí hoa tươi, bởi đó là mảnh đất được tách
rời ra và phía trên mặt đất cây cối mọc xanh tươi.
Điều khiến du khách hào hứng là
được leo trèo lên những hình khối khổng lồ mà không gặp biển cấm hay nhắc nhở
của nhân viên hướng dẫn. Quan điểm của Ban quản lý nơi này là những gì thuộc về
tự nhiên sẽ luôn là của thiên nhiên, còn bạn thì cần thận trọng để bảo đảm sự
an toàn của chính mình. Chúng tôi trèo lên những viên kim cương, đu đẩy những
chồng bát đĩa xếp thành dãy dài dưới sàn nhà của biển.
H: Các cột đá bazan thiên tạo ở Irelend (không liên quan bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét