Kiểu
thứ nhất là một kiểu rất tự nhiên, nói đến bơi sải thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến
nó: Một tay quạt xuống nước là lúc tay kia đưa lên khỏi mặt nước, rất đều và
nhịp nhàng. Giống như chèo thuyền kayak, không thì cũng gần gần như thế. Chuyên
môn gọi nó là “Shoulder driven”, nôm na là “chèo thuyền”. Đây là kiểu bơi rất
phổ biến trong thi đấu cho đến những năm 90 với đại diện đỉnh cao là Alexander
Popov (Nga).
Kiểu
thứ hai gọi là Front Quadrant Swimming (FQS) hoặc “Hip driven”. Kiểu bơi này
được khởi xướng vào những năm 90 từ Úc, như Murray Rose, Kieren Perkins, Ian
Thorpe hay Grant Hackett. Kiểu bơi này có hai điểm giúp nhận ra một cách rõ
ràng là, thứ nhất, vào một lúc nào đó, cả hai bàn tay của người bơi sẽ nằm ở
phía trước vai. Điểm thứ hai nằm ở tay
quạt nước, người bơi tìm cách dướn vai lên, sau đó gập cánh tay ở chỗ khuỷu tay
để kéo nước về đằng sau. Điểm này tương đối khó để nhận biết được lúc xem
video. Lợi thế của kiểu bơi này là người được trườn dài trên mặt nước và lướt
tốt hơn (thời gian lướt nước lâu hơn) so với kiểu chèo thuyền, tuy nhiên có
nhược điểm là vì trong nhịp có thời điểm hai tay ở phía trước nên sẽ có lúc
người không có lực đẩy nên sẽ bị cản lại một chút.
Kiểu thứ ba là kiểu “tay cứng”. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là khi tay đưa lên không và chém xuống nước thì thẳng đơ ra chứ không gập lại (lúc chèo ở dưới mặt nước thì gập như thường). Đại diện cho kiểu bơi này là Stefan Nystrand, Michael Klim và Hisayoshi Sato (là người châu Á đầu tiên bơi 100 m dưới 49 s). Ở kiểu bơi này, do tay trên không và chém xuống phải giữ thẳng nên người bơi phải “quẫy” cả người, và chính cái quẫy này làm cho người lướt đi (thực ra tui chả hiểu “quẫy” thì lướt đi thế nào, nhưng cứ tưởng tượng cảnh con cá nó quẫy để lướt đi thì chắc kiểu này cũng na ná như vậy).
Về thở:
Kiểu thứ ba là kiểu “tay cứng”. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là khi tay đưa lên không và chém xuống nước thì thẳng đơ ra chứ không gập lại (lúc chèo ở dưới mặt nước thì gập như thường). Đại diện cho kiểu bơi này là Stefan Nystrand, Michael Klim và Hisayoshi Sato (là người châu Á đầu tiên bơi 100 m dưới 49 s). Ở kiểu bơi này, do tay trên không và chém xuống phải giữ thẳng nên người bơi phải “quẫy” cả người, và chính cái quẫy này làm cho người lướt đi (thực ra tui chả hiểu “quẫy” thì lướt đi thế nào, nhưng cứ tưởng tượng cảnh con cá nó quẫy để lướt đi thì chắc kiểu này cũng na ná như vậy).
Về thở:
Lúc
bạn nghiêng người sang một bên để thở thì dễ bị nước vào miệng. Điều này có
nghĩa là tay quạt nước của bạn chưa được hiệu quả lắm. Giả sử như bạn thở bên
phải, lúc quay sang phải để hít hơi cũng là lúc tay phải kéo về (bạn tưởng
tượng bằng cách đưa hai cánh tay ra phía trước, bây giờ tay phải bơi một nhịp
đồng thời nghiêng sang phải để thở – ý tui muốn nói tại thời điểm
này), nếu tay quạt hiệu quả thì chỉ cần nghiêng mình sang một bên là miệng bạn
hoàn toàn không chìm trong nước rồi.
Nhiều người nghĩ là mặt nước thì lúc nào cũng phẳng, nên nếu muốn thở mà không bị nước vào miệng thì miệng phải cao hơn mặt nước. Thực ra khi bơi, đặc biệt là lúc quạt nước và nghiêng sang một bên, phía đầu bạn sẽ có một đoạn sóng nhỏ và phần nước ở khoảng khoảng mặt bạn sẽ bị đẩy đi và làm cho chỗ nước ở mặt bạn trũng xuống và bạn có đủ chỗ để thở rồi.
Nhiều người nghĩ là mặt nước thì lúc nào cũng phẳng, nên nếu muốn thở mà không bị nước vào miệng thì miệng phải cao hơn mặt nước. Thực ra khi bơi, đặc biệt là lúc quạt nước và nghiêng sang một bên, phía đầu bạn sẽ có một đoạn sóng nhỏ và phần nước ở khoảng khoảng mặt bạn sẽ bị đẩy đi và làm cho chỗ nước ở mặt bạn trũng xuống và bạn có đủ chỗ để thở rồi.
H1: Kiểu quạt tay thịnh hành vào thời 1935.
H2: Kiểu quạt tay “Swimming into the 21th century” với 2 tay gặp nhau ở phía trước. Trong hình là trường phái quạt tay Total Immersion.
H3: Một biến thể “Swimming into the 21th century” kiểu quạt tay với 2 tay gặp nhau ở (3/4) phía trước. Đa số VĐV (dường như) đã áp dụng kiểu này.
H3: Một biến thể “Swimming into the 21th century” kiểu quạt tay với 2 tay gặp nhau ở (3/4) phía trước. Đa số VĐV (dường như) đã áp dụng kiểu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét