Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Lặn vo độ sâu

(sưu tầm, trích)

… Hít một ngụm nhỏ không khí, anh trượt xuống dọc theo một dây cáp với vận tốc 1,7 m/s. Có tay phanh để đề phòng trượt quá mau. Anh canh trong vòng 3 phút để xuống sâu 150 mét và lên lại mặt nước. Anh cảm thấy rất nhanh. Ánh sáng mờ dần. Vượt quá độ sâu 50 mét hầu như tối đen. Nước ép vào màng nhĩ, đau khủng khiếp. Phổi như bị nghiến bẹp, bụng bị giật lắc do những cơn co giật – cơ thể của anh đang cần ôxy.

Loic Leferme (người lặn sâu nhất thế giới vào tháng 10/2002, độ sâu 162 mét) nói: “Cuộc lặn vo như địa ngục đối với người mới bắt đầu, nhưng đem lại cảm giác ngây ngất cho những ai thành thạo”.

Trang bị của thợ lặn vo là sự luyện tập đều đặn. Yếu tố đầu tiên được chia sẻ giữa tất cả những động vật có xương sống, gồm cả con người và cá voi, đó là nhịp tim phản xạ chậm. Khi thợ lặn tiếp xúc với nước lạnh, đa số các mạch máu ở tay, chân và hệ tiêu hóa đều co lại, nhưng sự co mạch này không ảnh hưởng gì đến tim, phổi và nhất là não. Tức là ôxy sẽ tạm ngừng tiếp tế cho phần ngoại vi của cơ thể, để tập trung cho các cơ quan mang tính sống còn (đến 90% nguồn cung cấp).

Vì sự tuần hoàn giảm mạnh, nhịp tim có thể bị sụt. Thợ lặn vo chuyên nghiệp, nhịp tim có thể chuyển từ 80 lần/phút khi ở mặt nước xuống còn 40 lần/phút ở dưới nước, ngay khi xuống vài mét nước đầu tiên. Ngay cả khi không có kinh nghiệm về lặn, độ giảm nhịp đập tim có thể đạt từ 20-30%. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trên bề mặt nước và nước càng lớn, thì phản xạ càng mạnh. Ngay từ lúc bắt đầu ngừng thở, tim có thể đập chậm lại đến mức tối thiểu.  

Tình trạng nhịp tim phản xạ chậm có thể được cải thiện nhờ tập luyện. Chế độ tập luyện đều đặn giúp thợ lặn ít nhạy cảm với sự mất ôxy. Thợ lặn vo khi nín thở chứa trong phổi khoảng 5 lít không khí, trong đó chỉ có 1 lít ôxy. Trong khi lặn, ôxy được tiêu thụ bởi những tế bào của cơ thể và được thay thế bởi khí thải CO2. Khi tỷ lệ CO2 trong máu quá lớn, các cơ quan cảm thụ ở não ra lệnh thở, nhưng thợ lặn nhà nghề có thể chịu đựng lượng CO2 cao hơn.

Theo Erika Schagatay, sự khác biệt giữa thợ lặn nín thở 7 phút và người chỉ 1 phút 30 giây, chính là sự tập luyện. Nhưng Erika Schagatay lại không rõ là sự tập luyện đó liệu có thể cải thiện khả năng tiềm ẩn của lá lách không. Cơ quan này lưu giữ thường xuyên 20 – 30 cl máu. Do tác động của các cơ, lá lách cung cấp một lượng hồng cầu giúp cải thiện thành tích của người lặn vo. 

H: Lặn vo sâu 116m trong 249s - WilliamTrubridge (để minh họa)

Không có nhận xét nào: