1. Giữ ấm
Nếu bạn lặn không cách nhiệt, bạn sẽ làm nóng nước đại dương
bằng thân nhiệt của bạn J,
dẫn tới tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt oxy. Bạn hãy thử các phương
án cách nhiệt khác nhau (áo rash guards, dive skins hay wetsuit…)
2. Chuyển động chậm.
Các chuyển động nhanh, đột ngột sẽ đốt khí thở nhiều hơn do
chúng làm tăng lực cản của nước.
3. Chú ý, không dùng tay!
Tưởng tượng mình là con khủng long Tyrannosaurus Rex, với
hai chân to đùng và hai cánh tay bé xíu. Quậy tung cánh tay và bàn tay cũng sẽ làm
tăng thêm lượng khí bị đốt cháy mà ảnh hưởng rất ít hoặc chả có tác dụng thay đổi
vị trí của bạn.
4. Gọn gàng hơn.
Phân bổ các trọng lực không hợp lý, trang thiết bị không gọn
gàng cũng tạo sức cản và làm tốn hơi thở hơn. Thử thay đổi vị trí các tạ chì xem.
5. Chậm bao nhiêu?
Hãy dùng thời gian làm thước đo. Hít vào trong khoảng thời
gian năm đến bảy giây, và thở ra trong khoảng từ sáu đến tám giây. Khi đạt tốc
độ thở chậm một cách tự nhiên, bạn khỏi cần đếm nhịp thở nữa.
6. Hãy giữ hơi một chút
Nguyên tắc tối quan trọng của lặn Scuba là phải thở liên tục!
Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ giữ hơi một khỏang ngắn cỡ 3 giây tại thời điểm sao khi
hít vào – thêm chút thời gian để cơ thể
hấp thụ thêm oxy từ khí thở.
7 Làm nghẽn dòng thở
Hãy thử: đặt đè lưỡi lên vòm trên miệng và thở qua phần bao
quanh lưỡi. Việc này tạo ra sự cản trở luồng khí thở, làm chậm việc thở lại.
8. Thực hành.
Cũng như mọi môn thể thao khác, kỹ năng của bạn chỉ cải thiện
khi bạn thường xuyên luyện tập.
Chúc các bạn lặn Việt có nhiều thời gian đáy thưởng thức thủy
cung.
2 nhận xét:
Như vậy mới biết nghề thợ lặn đâu có dễ dàng gì, khó khăn hơn mình tưởng.
http://nhakhoadangluu.com.vn/implant-nha-khoa/
Đăng nhận xét