(Bài của Jess Teideman, trích)
Năm 2001 vào
một ngày đẹp trời, tại Kingscliff, bắc NSW, anh Daniel Trollope, 18 tuổi, cầu
thủ Liên đoàn Bóng bầu dục, thực hiện cú lặn biển thông thường. Mọi chuyện vẫn
bình thường cho tới thời điểm Daniel dừng giải áp(*) ở độ sâu 5 mét. Anh bỗng kiệt
sức và cảm thấy đau ở phía dưới lưng. “Khi lên đến bề mặt, tôi bị ngất đi và
được kéo lên tàu” – Daniel, hiện 28 tuổi, nói – “Tôi nghe thấy mọi âm thanh
xung quanh, nhưng không thể mở mắt ra”.
Lên bờ, anh đi bộ tới trạm y tế đang đợi sẵn. Đó là lần cuối cùng anh đi bộ. Daniel, một thợ lặn có kinh nghiệm, tuân thủ các biện pháp an toàn và sử dụng cả máy tính lặn, đã bị căn bệnh DCS(*). Sau 16 lần điều trị bội áp, anh phục hồi lại một số cảm giác, nhưng vẫn còn bị những triệu chứng giống như bệnh chấn thương tủy sống.
DCS là căn bệnh có khả năng gây chết người, gây ra bởi các bọt khí nito trong mạch máu và cơ. Nó thường xảy ra ở thợ lặn bình khí nén (scuba), nhưng cũng có thể cả thợ lặn vo và người làm việc ở độ cao rất cao.
GS. Michael Bennett, Phòng bội áp và lặn, Bệnh viện Prince of Wales,
Không khí chúng ta thở là hỗn hợp của nhiều chất khí: Oxy, nito và khác (21%, 78%, 1%). Chúng đều hòa tan trong máu, nhưng, không giống oxy, nito là khí trơ và được cơ thể loại bỏ khi chúng ta thở ra. Ở độ sâu 10 mét, áp suất lớn gấp hai lần áp suất trên bề mặt. Khi áp lực nước tăng lên gấp đôi, số lượng nito mà thợ lặn hấp thụ cũng tăng lên gấp đôi. Khí nito này ở trong máu và cơ của bạn cho tới khi bạn trở lại bề mặt – vùng có áp suất thấp hơn.
Khi bạn nổi lên, nito khuyếch tán ra khỏi cơ và bị loại bỏ khi bạn thở. Vấn đề xảy ra khi bạn đi lên quá nhanh – các bọt khí nito có thể hình thành trong máu và cơ. Nó tương tự như những gì xảy ra với một lon nước uống có ga. Khi mở lon, áp suất được giải thoát, hơi nhanh chóng tạo thành bọt. Nếu ga thoát ra khỏi một lon đã lắc mạnh thì sẽ như thế nào? Từ đó bạn liên tưởng tới sự nguy hiểm có thể xảy ra cho các cơ quan nội tạng của bạn.
Bọt khí này sẽ tác động ngay sau khi bạn lên bề mặt. Đau đớn là dấu hiệu đầu tiên, thường ở khớp và cơ – mà nhiều thợ lặn đã nhầm lẫn nó với sự mỏi cơ. Những triệu chứng khác như ngứa, khó chịu, da bị phát ban, nhức đầu, chóng mặt và nôn mửa. Đó là trường hợp DCS nhẹ. Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra với động mạch. “Khi các bọt khí được tạo thành, chúng di chuyển trong mạch máu và làm rách lớp bên trong thành mạch” – TS. Peter Smith, thiếu tá Hải quân, sĩ quan Tàu ngầm và Y tế dưới nước, Hải quân Úc, nói – “Mạch máu có cấu tạo ở dạng phủ Teflon (không dính), nhưng các bọt khí có thể xé toạc lớp phủ, khi đó mọi thứ bắt đầu dính, và mạch máu có thể bị rò rỉ và ngưng hoạt động. Khi điều này xảy ra ở khắp cơ thể, nó sẽ gây ra nguy hiểm”.
Nghiêm trọng nhất là bị hư não, liệt nửa người. Có khả năng bọt khí đi vào não và tủy sống, và khi này có thể gây ngứa ran, tê liệt, bất tỉnh. Hư hại não có thể gây ra suy yếu thị lực, nhức đầu, lú lẫn và bị những vấn đề về cân bằng và phối hợp. Các trường hợp dẫn tới đột quỵ, tai biến, tê liệt và chết thường là do bọt khí làm tắc mạch máu.
Cách tốt nhất để tránh DCS là gì? Là tuân thủ các quy định về an toàn khi đi lên.
Michael nói,
điều trị bệnh DCS bắt đầu với việc cho thở oxy (giúp tăng tốc loại bỏ nito), và
nằm trong tủ cao áp (làm cho bọt khí nito hòa tan và giải phóng ra khỏi các cơ).
Cách chữa trị tiêu biểu cho đa số người bệnh nặng là 5 giờ (ở áp suất tương
đương 18 mét nước) và thêm một khoảng thời gian ngắn hơn (ở áp suất 14 mét). Sau
đó không được lặn trong 4 tuần, rồi tái kiểm tra để bảo đảm là bạn đã hoàn toàn
bình phục.
Các chuyên gia lặn nhấn mạnh rằng, phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh thảm họa, trong đó bạn phải lập kế hoạch lặn và kiểm tra các thiết bị có hoạt động đúng hay không. Có đủ khí để thực hiện cú dừng an toàn(*) là vấn đề tiên quyết.
Cuối cùng là
không đi máy bay trong vòng 24 giờ, kể cả khi bạn hoàn toàn không có vấn đề gì
sau khi lặn. Bay trên độ cao có thể làm bọt khí nito được tái lập trong cơ thể
thợ lặn. Đã từng có thợ lặn đột nhiên bị DCS trong trường hợp này.
(*) Xin xem
trong “Tự điển lanbien” bên phải, trên cùng trang tin này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét