(Sưu tầm, trích)
Cải thiện kỹ thuật bơi sải là
việc làm khó khăn nhất, nó là một thách thức. Vận động viên (VĐV) phải hiểu các
yếu tố vật lý, sinh lý để tập trung vào việc tối thiểu hóa năng lượng bị mất đi
trong khi bơi. Khi luyện bơi, nhiều người cứ dốc sức ra quạt nước, với hy vọng
rằng bỏ sức nhiều nhất sẽ bơi được nhanh nhất. Bạn sẽ bơi được nhanh hơn một
chút, nhưng sẽ kiệt sức rất nhanh, thậm chí bị chấn thương các khớp xương.
Nếu MỤC TIÊU luyện tập của
bạn là để bơi được nhanh hơn (và xa hơn), bạn nên tập trung vào các yếu tố kỹ
thuật có thể giúp đẩy bạn về phía trước một cách nhanh chóng nhưng không kết
thúc bằng kiệt sức. Bạn nên áp dụng một cách hiệu quả.
“Hiệu quả” ở đây có nghĩa là:
1/ kỹ thuật đó thực sự có ích cho bạn, nó chứng minh đó là cách tốt nhất để đẩy
bạn tiến về phía trước một cách nhanh chóng, và, 2/ kỹ thuật đó trở thành “bản
năng thứ hai” và bạn cần ít nỗ lực nhất để thực hiện nó – bởi MỤC TIÊU của bạn là
không muốn lãng phí năng lượng trong khi bơi.
VĐV Sheila Taormina, 4 lần vô
địch Olympic về ba môn bơi phối hợp, trong cuốn “Bí mật bơi tốc độ” có nói: Khuỷu
tay cao trong giai đoạn hồi phục (back stroke) là một kỹ thuật quan trọng được
nhiều VĐV bơi lội Olympic sử dụng thành công.
Nếu bạn đang đọc những dòng này,
tôi nghĩ có thể bạn không phải là VĐV đang được đào tạo cho Olympic, nhưng … tại
sao bạn không tận dụng tối đa những gì có thể học được từ những người bơi nhanh
nhất trong thời đại chúng ta? Tuy mỗi VĐV có phong cách và thế mạnh riêng của
mình, nhưng họ đã cung cấp cho chúng ta những điều mới nhất, cộng với tấm gương
về sự luyện tập kiên trì. Áp dụng kỹ thuật mới sẽ gặp khó khăn lúc đầu, nhưng khi
cơ thể bạn thích nghi, nó sẽ đem lại sự thoải mái cho bạn.
VĐV Taormina tập trung vào
một số yếu tố được sử dụng để đem lại hiệu quả. Chúng ta hãy suy nghĩ lý thuyết
về Động lực đẩy. “Đẩy” ở đây chỉ có nghĩa là làm cơ thể tiến về phía trước, và
trong bơi sải, giai đoạn phát lực (kéo nước) lại là những gì xảy ra dưới mặt nước:
Bàn tay vào nước – vươn duỗi cánh tay về phía trước – bắt nước – ôm nước và xoáy
nó quanh cơ thể – rút tay lên khi tới hông. Đấy là những gì sẽ đẩy bạn tiến về
phía trước.
Trong thế kỷ trước, người ta
tin rằng việc giữ cánh tay thẳng khi quạt nước (stroke) là cách hiệu quả nhất
để đẩy cơ thể tiến về phía trước. Tập theo đó, bạn có cảm thấy bạn đang lướt về
phía trước một cách nhanh chóng không? Có lẽ là không. Và, khuỷu tay và khớp vai
của bạn đang bị gánh nặng của cuộc chiến đấu với nước, vì vậy nếu bạn là VĐV bơi
lội (nhưng không phải là VĐV Olympic hàng đầu) thì có thể bạn sẽ bị chấn thương
khớp vai.
Tại cửa ngõ thế kỷ 21, lý
thuyết về Động lực đẩy cho bơi sải đã thay đổi, và bơi sải đã áp dụng quạt nước
theo quỹ đạo chữ S, cánh tay không còn quạt thẳng nữa. Sự thay đổi này tập
trung vào việc chế ngự lực cản của nước (chứ không phải để chiến thắng lực cản
của nước), hiểu một cách đơn giản là hoạt động của VĐV sẽ hiệu quả hơn nếu giảm
được lực của nước “tĩnh” và stroke hình chữ S cho phép VĐV bắt nước tốt hơn và đỡ
mất sức hơn. Bắt nước rồi phát lực đúng lúc sẽ làm cơ thể lướt nhanh hơn.
Sử dụng một stroke chữ S với một
góc nhìn gần hơn (tức không ngóc đầu) là cách để cơ thể lướt hơn và cuối cùng
là được nhanh hơn.
VĐV Taormina nêu cụ thể giai
đoạn bắt nước, kéo nước bằng cách so sánh những nét cũ và mới tại freestylers
Olympic. Cô cho rằng đa số VĐV sử dụng cánh tay thẳng trong giai đoạn bắt nước
– ngay cả khi họ đã áp dụng nguyên lý stroke chữ S trong giai đoạn còn lại và đồng
thời đã có gập khuỷu tay – là đã quá muộn để thực sự cảm nhận và bắt nước một
cách hiệu quả nhất có thể.
Chúng ta hãy nhìn nhận quan
điểm của Taormina
trên cơ sở lý thuyết về Động lực đẩy:
Tay Taormina vào nước, vươn
duỗi về phía trước với một cánh tay thẳng, và để bắt đầu Armpull. Giai đoạn bắt
nước được thực hiện bắt đầu là đưa tay xuống phía dưới, thay vì đưa ngang.
Trong phần còn lại của quạt
nước, cánh tay được tạo thành một góc (nên là 110 độ) và quạt xoáy về phía sau
làm cho cơ thể VĐV được đẩy về phía trước một cách nhanh chóng hơn. Nhưng có 2
điều cần lưu ý :
- Lúc VĐV (bắt đầu) đưa tay xuống
sẽ làm giảm đà lướt.
- Ngay cả với một chữ S trong
quạt tay, nhiều VĐV vẫn thực hiện giai đoạn bắt nước với một cánh tay thẳng đẩy
xuống dưới. Một lần nữa, bạn lãng phí một cơ hội để di chuyển về phía trước – propel
tại điểm trước đó trong thời gian kéo nước của bạn.
Bây giờ, chúng ta hãy xem làm
thế nào để khuỷu tay cao khi cánh tay di chuyển trên mặt nước (trong giai đoạn back
stroke):
Khuỷu tay của Taormina cao, cẳng tay treo
trên đầu cô với bàn tay chúc xuống. Dòng nước chuyển động ngược trở lại tại một
điểm sớm hơn nhiều trong cú stroke, có nghĩa là cô ấy nhận được nhiều hơn từ
các động lực đẩy cho mỗi cú stroke.
Thay đổi kỹ thuật quạt tay là
một cơ hội để bơi nhanh hơn. Trông có vẻ như một sự thay đổi đơn giản, phải
không? Có lẽ là không, đặc biệt là nếu bạn đã sử dụng kỹ thuật bắt nước thẳng
tay trong nhiều năm. Thậm chí sẽ tồi tệ hơn nếu bạn là một trong những VĐV hạ
thấp khuỷu tay khi kéo nước. Ouch! Để tập với một khuỷu tay cao cần có thời
gian và sự thực hành, nhưng bạn nên sớm thực hành khi cảm thấy kỹ thuật đó có ích
cho bạn. Huấn luyện viên hoặc bạn bơi của bạn sẽ góp ý cho bạn khi quan sát bạn
đang sửa đổi – bạn cần tranh thủ các góp ý này. Ngoài ra, các clip quay bạn từ
dưới nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng kỹ thuật mới – đó là
cách duy nhất để bạn thấy được những gì bạn đang thực sự làm – đối với từng nhịp
bơi một – và bạn đã hoặc không thành công trong việc áp dụng kỹ thuật.
Điều quan trọng giúp bạn phát
lực có hiệu quả là:
1. Bạn cần hiểu về cơ chế của
kỹ thuật cao khuỷu tay: Cánh tay có 2 phần (2 tay đòn), tay đòn 1 là từ vai đến
khuỷu tay, tay đòn 2 là từ khuỷu tay đến hết bàn tay. Hãy nhìn vị trí tay đòn 1
trong khi tay đòn 2 di chuyển. Tay đòn 1 đi xuống
theo bàn tay và tay bắt đầu kéo nước, nhưng khuỷu tay vẫn tiếp tục ở trên cao.
Bạn không được hạ khuỷu tay.
2. Cảm nhận: Hãy tưởng tượng bạn
muốn bò qua một cái thùng. Bạn không bò qua thùng, mà bạn đang đẩy cái thùng
lăn về phía sau bạn.
3. Xoáy, xoáy: Xoay
khuỷu tay, khuỷu tay gập, cánh tay kia thả lỏng (cùng với nửa cơ thể bên đó).
4. Tính thích ứng: Bạn sử
dụng tất cả các cơ vai, ngực, cổ và cánh tay để stroke và để bắt đúng nhịp lướt
của cơ thể bạn.
5. Thời điểm phát lực: Sau khi cánh tay đã vào nước với khuỷu tay cao, bạn bắt đầu phát lực để kéo nước đi qua cơ thể (chứ không phải bạn trườn lên trong nước). Hãy thêm lực vào thời điểm này nữa đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét