P1-1.
Chọn chân nhái trong siêu thị bán đồ thể thao dưới nước (bài của thợ lặn thứ
nhất, trích)
Có hai nhóm chân nhái. Nhóm
1 ôm hết bàn chân, giống như chiếc giày và bạn mua chúng dựa trên kích thước
bàn chân bạn. Chúng phổ biến cho bơi, snorkelers. Và nhóm 2 mở gót chân với quai
gót, là sự lựa chọn phổ biến cho lặn scuba – có kích thước nhỏ, vừa, lớn, rất
lớn, và quai gót chân thường là điều chỉnh được và xoay được.
Vào siêu thị, bạn sẽ hoa
mắt với một "rừng" chân nhái. Chúng gồm những chân nhái “tiêu chuẩn”, chân nhái “phản
lực cơ”, chân nhái xẻ, chân nhái “quân lực” và chân nhái theo những “khái niệm
mới”...
Chân nhái quân lực (Force)
ngắn hơn, nặng hơn và sử dụng khó khăn hơn so với chân nhái thông dụng. Chúng có
lỗ thông hơi. Tôi (tác giả) thường sử dụng chúng khi chui vào xác tàu hay
hang động ngầm vì chúng ngắn, vì vậy ít có khả năng khấy đục phù sa. Chân nhái
Force trông giống như chân con vịt và có tác dụng tốt khi kick.
Chân nhái xẻ (xẻ dọc ở giữa).
Người ta cho rằng dòng chảy thông qua khe xẻ sẽ bị tác động như vây cá. Tôi sử
dụng nó phần lớn cho thời gian lặn thư giãn.
Có những loại chân nhái
cung cấp thêm một sự hỗ trợ khi lặn dòng chảy mạnh.
Vậy bạn chọn chân nhái
nào? Nếu bạn đã lặn nhiều lần, thì theo tôi, sử dụng chân nhái “phản lực cơ” sẽ
phù hợp với loại hình lặn xác tàu đắm. Chân nhái xỏ như chiếc giày sẽ phù hợp trong
vùng nước ấm, còn bơi với ống thở thì chọn ..v..v..
Sự thoải mái: Bí quyết ở
đây là có được Booties lặn đối với chân nhái mở gót. Nếu bạn cảm thấy thoải mái
và phù hợp với snuggly bên trong phần chứa bàn chân của chân nhái, không chặt,
là đạt. Một số cửa hàng có cho khách lặn thử nghiệm. Hãy nhớ rằng, nếu không
cảm thấy thoải mái, bạn sẽ có khả năng bị giọp bẻ (chuột rút) hoặc sẽ bị khốn
khổ khi ở dưới nước.
Chọn chân nhái cần phù
hợp với cỡ chân. Chân nhái ôm chặt bàn chân có thể bị chuột rút khi lặn, còn
lỏng sẽ làm bạn bị mất lực.
P1-2.
Các loại chân nhái lặn thông dụng (bài của thợ lặn thứ hai, trích)
Chân nhái mái chèo được thiết kế để bảo tồn
năng lượng quạt nước của thợ lặn. Chúng có gân (footpockets) rất cứng, nhằm để
tối đa hóa sự chuyển giao lực quạt nước từ chân thợ lặn vào chân nhái.
Chân nhái Split. Một số
chân nhái có sự kết thúc của rãnh xẻ. Các nhà sản xuất tuyên bố rằng chân nhái
xẻ hoạt động tương tự như một cánh quạt nhằm tạo lực xoáy để di chuyển về phía trước: nước chảy qua
phần trung tâm của chân nhái sẽ tạo ra một lực xoáy. Tuy nhiên, một nghiên cứu
năm 2003 của Pendergast lại nói rằng không có thay đổi đáng kể trong hoạt động
của chúng.
Chân nhái Paddle. Là loại
chân nhái cứng, cấu trúc đơn giản, bằng composite hoặc cao su. Một số chân nhái
có các rãnh chạy dọc để cải thiện sức mạnh và hiệu quả, mặc dù chúng đã được
chỉ ra rằng hiệu quả mong muốn thường không xảy ra. Chân nhái Paddle rộng bản
được cho là hiệu quả nhất, sẽ cải thiện được tốc độ bơi ở người khỏe chân. Vì
vậy người chân yếu nên sử dụng loại chân nhái “linh hoạt” (chân nhái xẻ) sẽ hợp
lí hơn.
Chân nhái Jet. Phong
cách của chân nhái này mạnh mẽ, được thợ lặn kỹ thuật ủng hộ bởi chúng đạt hiệu
quả cao khi vẫy, nhưng phải hy sinh cho tốc độ tiêu thụ oxy.
Chân
nhái có lỗ thông nước thường gặp ở các loại chân nhái mái chèo, cứng, có lỗ
thông ở đáy của khoang chứa bàn chân. Các lỗ thông cho phép sự di chuyển của
nước trong một cú quạt trả về - nhằm giảm bớt sự tiêu hao sức lực cho thợ lặn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Pendergast năm 2003 lại kết luận rằng lỗ thông hơi này không cải
thiện được gì cả, tức là, trong thực tế,
nước đi qua các lỗ thông không đáng kể.
Monofin chỉ sử dụng trong bơi lội (swimming) và lặn vo. Monofin được làm bằng sợi thủy tinh hoặc sợi carbon.
Tùy
theo thể trạng cơ thể và phong cách bơi, và loại hình hoạt động cụ thể mà bạn mong
muốn, bạn sẽ lựa chọn chân nhái theo kích cỡ, độ cứng và vật liệu thích hợp.
Thông qua các lần thử nghiệm, bạn sẽ biết là bạn cần loại nào và dành cho loại
hình hoạt động nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét