Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Tại sao hầu hết người Úc biết bơi (P3)

P3. Các lời góp (tiếp theo và hết).

Lời góp 1: 

Phải nói là nông thôn ngày nay đã mất đi những kỹ năng kiến thức cần thiết mà chưa có cái gì thay thế. Không kể bơi, ngày xưa trẻ con đứa nào chả biết một ít bài thuốc dân gian: ví dụ bị chảy máu thì lấy cỏ gì đắp vào, bị rắn cắn thì phải làm sao, sâu đốt (nhất là sâu chuối, sâu sung) thì phải làm gì. Trẻ con nông thôn giờ cũng chỉ biết chơi games thôi, quay lưng lại với thiên nhiên. Hôm nọ tôi về Vân Đình, rất ngạc nhiên thấy con người bạn tôi, nhà sống ngay cạnh dòng sông Đáy, mà cả hai đứa đã hơn 10 tuổi rồi đều sợ nước.

Lời góp 2:

Câu hỏi để trẻ học bơi và biết bơi năm nào mọi người cũng hỏi, không chỉ vùng Đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng, mà cả vùng ven biển miền Trung, và gần như khắp nơi trên đất nước mình. Chị Lê Hoàng Lan có chương trình e-bơi hay lắm, các trường học mà áp dụng được cho các cháu học bơi nhanh để xóa mù bơi thì hay quá. Hồi trước mình cũng nghe về sáng kiến bể bơi nổi trên sông của một em nào ở Đồng bằng sông Cửu long, nếu áp dụng để các cháu học bơi cũng hay lắm, nhưng ít được nghe về áp dụng thực tế thế nào.

Đọc bài của Hằng và các comment, mình lại mong “bao giờ cho đến ngày xưa”, để trở lại đắm mình với dòng sông quê hương mà như một nhà thơ nào đó viết “quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà...” còn nếu có được con Sông Quê hương “nước gương trong soi tóc những hàng tre” như của nhà thơ Tế Hanh thì còn tuyệt vời hơn!

Ngày xưa trẻ con ở nông thôn thường biết bơi, vì quanh năm vày nước, rồi mò cua bắt ốc ở sông, ở ao, không cần biết nông sâu, bẩn hay sạch. Bây giờ về quê mình thấy các cháu không đứa nào biết bơi, vì không ai dám ra Sông Hồng để học bơi nữa, mùa nước lên thì đục ngàu và nguy hiểm, mùa nước cạn thì ô nhiễm. Ao chuôm đã bị lấp nhiều và đều ô nhiễm đến cá tôm cũng không còn sống được.

Nhờ có Thủy điện Hòa bình, ít lũ lụt hơn, nhưng cũng vì vậy mà chẳng còn ai cần biết bơi nữa, nói gì đến bơi thuyền giữa dòng nước lũ kiếm củi kiếm gỗ như xưa, và không biết nếu lũ lụt thì dân miền sông nước phản ứng thế nào đây!

Ngày xưa cứ tự hào “nước sông Hồng vừa trong vừa mát, đường quê mình lắm cát dễ đi”, và đặc biệt ao vùng cát nước rất trong và mát là nơi trẻ con tắm tát suốt ngày, nên đứa nào cũng biết nổi. Ngày nay thì trẻ con thành phố lại có điều kiện học bơi hơn, vì có bể bơi và nhiêu nhà có điều kiện đi nghỉ mát ở biển.

Hoàn toàn đồng ý với Hằng, để adapt với BĐKH và cả mitigate disaster risk(*) - thì dạy bơi cho trẻ em, học bơi là một trong những biện pháp tương đối rẻ mà thiết thực, lại có tính nhân văn và vì tương lai của thế hệ mai sau. Thôi thì trước hết là dạy bơi cho con cái trong nhà, và về quê khuyến khích các cháu học bơi.

(*) BĐHK, adapt, mitigate disaster risk: Nguyên văn của lời góp.
Hình chỉ có tính minh họa.

Không có nhận xét nào: