Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P3)

(chỉ có giá trị tham khảo)

12/ Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ:
Con ngựa và những động vật khác mũi ở điểm cao nhất của cơ thể, do đó chúng không cần vận động chân mà vẫn không bị sặc nước.

13/ Cá heo bơi rất nhanh, trong 10 giây chúng bơi được 100 m. Qua tính toán thấy tỷ khối của nước lớn gấp 800 lần tỷ khối không khí. Giải thích thế nào về sự bơi nhanh của cá heo:
Từ lâu nhiều người đã cố gắng tìm hiểu tại sao cá heo và cá voi lại bơi được nhanh, nhưng chỉ gần đây mới xác định được là vận tốc của các loài này phụ thuộc vào hình dạng cơ thể của chúng. Các chuyên gia đóng tàu sau khi nghiên cứu đã tiến hành đóng một con tàu vượt đại dương có dạng không giống hình con dao, như hình dáng các con tàu hiện đại thường có, mà trông nó giống con cá voi. Chiếc tàu loại mới này đỡ tốn kém hơn, công suất của động cơ giảm 25%, nhưng vận tốc và trọng tải lại bằng các tàu bình thường.
Ngoài ra, vận tốc của những con vật này còn phụ thuộc vào lớp da của chúng. Lớp da ngoài rất dày và đàn hồi (mức đàn hồi không kém loại cao su tốt nhất), gắn với một lớp khác có nhiều mũi lồi nằm lọt vào những hốc của lớp da ngoài, và da cá heo trở thành đàn hồi nhiều hơn.
Khi vận tốc tăng lên đột ngột, trên lớp da của cá heo xuất hiện "những nếp nhăn vận tốc" và "dòng chảy tầng" (dòng chảy các lớp nước), không biến thành dòng xoắn (lộn xộn). Sóng chạy trên da cá heo sẽ làm cho dòng xoáy tắt.

14/ Tại sao khi người ta mang vật nặng trên lưng phải cúi khom mình về phía trước:
Để đường thẳng đứng qua trọng tâm, đi qua mặt chân đế.

15/ Tại sao không thể đứng vững bằng một chân được:
Trong trường hợp này mặt chân đế bị giảm nhiều. Khi lệch khỏi vị trí cân bằng một chút thì đường thẳng đứng qua trọng tâm sẽ không đi qua mặt chân đế và người sẽ ở vị trí không cân bằng.


Hình: chúng ta diving dưới đáy biển, còn anh chàng này diving trên trời. Cả hai đều bay lơ lửng trong trạng thái không trọng lượng, nhưng ... ai thích hơn ai?

4 nhận xét:

tualinh nói...

Có một ngành gọi là 'Phỏng sinh học' (Bionic)chuyên tâm nghiên cứu cấu tạo cơ quan và hoạt động của động vật,côn trùng,cây cỏ..sinh vật nói chung nhằm ..bắt chước.
Kết quả cho con người nhận được nhiều lắm : Ví như hình dạng khí động học của máy bay phản lực,tầu ngầm, tầu chiến...nhờ bắt chước phỏng theo chim,cá mà có. Bộ aó bơi của các kỷ lục gia bơi lặn cũng từ đó mà ra. Hoặc để chế tạo ống nhìn với góc > 180 độ người ta tìm cách làm theo cấu tạo của mắt con chuồn chuồn chẳng hạn..vv..và..vv..
Tự nhiên luôn hoàn thiện và hiệu quả hơn những gì con người làm ra : con BỌ HUNG nó có thể nâng được gấp 600 lần trọng lượng cơ thể của mình,máy nào do con người chế tạo có thể so sánh được : một ôtô chở được 10 tấn thì nó phải nặng bao nhiêu? Đơn giản hơn là để có thể làm được như cây lúa : cắm xuống đất,rồi lấy ánh sáng và chất mầu của đất sau mấy tháng trổ bông cho ra hạt lúa...thì con người thể làm một cái máy như thế không?...
Co người khôn ngoan là phải bắt chước thiên nhiên thôi!

tualinh nói...

14),15) Nghiên cứu trạng thái giữ thăng bằng khi chuyển động của người: trọng tâm luôn rơi vào trong vùng 'chân đế',người Nhật đã tìm ra thuật toán 'man-walk',từ đó mà chế tạo ra được các loại robot cử động như người. Robot Asimo của Honđa là một ví dụ.

tualinh nói...

HONDA ASIMO

HCQuang nói...

Vân động viên bận đồ (quần áo) bơi mô phỏng da cá heo đều đạt thành tích vượt trội so với chính anh ta. Vậy là cuộc thi bơi biến thành cuộc thi đấu của các nhà chế tạo đồ bơi, hay cuộc chạy đua về kĩ thuật đơn thuần. Rất may Hiệp hội bơi quốc tế bắt đầu cấm xài loại đồ bơi này, chứ không thì khổ cho vận động viên các nước con nhà nghèo.