Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P1)

(Chỉ có giá trị tham khảo)

1/ Màng bơi ở chân vịt, ngỗng có tác dụng gì:
Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.

2/ Tại sao cá có thể hô hấp bằng oxi hoà tan ở trong nước:
Bất kể một loại khí nào cũng đều có xu hướng chuyển từ chỗ có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn. Trong máu cá, áp suất oxi nhỏ hơn áp suất oxi trong nước, do đó oxi chuyển từ nước vào máu, qua các mao mạch của mang cá.

3/ Hầu hết những cây rong biển có thân mảnh, dễ uốn. Tại sao chúng lại không cần thiết phải có thân cứng rắn:
Cây sống dưới nước không cần có thân cứng vì lực đẩy của nước đỡ chúng. Ngoài ra, nếu những cây này có thân cứng thì nước khi chuyển động có thể làm gẫy thân.

4/ Tại sao một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trong nước:
Nếu các khoang trong hai lá phổi chứa đầy không khí, trọng lượng cơ thể người sẽ nhỏ hơn trọng lượng nước bị choán chỗ, tuy chênh lệch không lớn lắm. Vì vậy, người ta có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt nước. Nhưng chỉ cần rút một tay ra khỏi nước thì phần thể tích của cơ thể bị nhúng chìm trong nước cũng đồng thời giảm đi, lực đẩy giảm đi và đầu hoàn toàn bị nhúng sâu vào nước.
Người không biết bơi đập tay và chân lung tung trong nước, như vậy thật không cần thiết, hay tay thò lên khỏi mặt nước như muốn nắm lấy một vật gì đó chỉ càng làm cho đầu chìm sâu trong nước.

5/ Tại sao khi lạnh người ta lại run lên cầm cập:
Run là một trong những hình thức tự vệ của cơ thể để chống lạnh. Lúc cơ thể rét run, các cơ co lại, công của cơ được biến đổi thành nhiệt trong cơ thể.

6/ Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù tai:
Khi cơ thể bị đưa nhanh lên cao, áp suất không khí trong tai giữa chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển. Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngoài và người ta cảm thấy ù tai, đau tai.

7/ Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân:
Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.

Hình: Chuẩn úy nói với 2 Binh nhất "chúng ta dừng lại 3 phút nhé (giải áp)".

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

tại sao người ta không chế tạo chân vịt bơi lặn theo nguyên tắc thay đổi diện tích bề mặt như chân ngỗng???
TM

AMk3 nói...

Có thể làm được như vậy, chỉ là do chân người không hoạt động như chân ngỗng (co lại, đẩy ra) mà là đạp lên, xuống.

HCQuang nói...

Nói một cách dân dã, là do chân người ve vẩy lên xuống (chứ không phải "đạp xích lô" như anh vịt, ngỗng).

tualinh nói...

@HCQ :
2) tại sao người ta không chế máy lọc oxy trong nước theo nguyên lý này?
Ngày nay người ta đã tạo được các màng lọc nano để chạy thận nhân tạo lọc máu người,vấn đề còn lại là tìm cách điều tiết áp suất mặt trong màng lọc nhỏ hơn áp suất phía mặt ngoài màng?

HCQuang nói...

Chào a.tuanlinh.
Có chứ, người ta đã thành công trong phòng thí nghiệm rồi (nhưng chưa sản xuất hàng loạt được). Anh có thể tham khảo bài "dân lặn sẽ không cần bình lặn" dưới bài này vài bài.

HCQuang nói...

Xuống độ sâu thì áp suất môi trường tăng, lên độ cao thì áp suất môi trường giảm, cả hai đều gây nguy hiểm cho con người. Dân lặn chơi, bay chơi thì lên xuống thật từ từ, luôn chú ý xử lí cân bằng áp suất là xong, chỉ "chết" mấy anh chuyên nghiệp như Biệt kích người nhái, dân Lặn công nghiệp, dân chuyên khai thác trò mạo hiểm.