(sưu tầm)
Năm 1956, khi Jacques Cousteau đặt cho cuốn tài liệu của mình cái tên “Thế giới câm lặng” thì mọi tưởng tượng của công chúng về thế giới dưới nước đã chấm dứt, khiến chúng ta làm ngơ với tiếng của loài cá. TS Rountree nói “Con tàu của Cousteau đã che giấu mọi âm thanh của biển cả. Kì thực đại dương là một nơi luôn náo nhiệt”.
Đó là vào cuối tháng 01/2005 khi mùa đẻ trứng của cá “trống đen” bắt đầu. Những tiếng gọi bạn tình vang vọng mãnh liệt giữa đêm khuya. Nhưng không một người dân nào sống trong khu vực đó nhận ra âm thanh hỗn loạn kéo dài này lại bắt nguồn từ biển cả. Những người đã nghỉ hưu thường đến vùng cửa sông êm đềm của vịnh Guft tại bang Florida vào kì nghỉ đông. Họ phàn nàn về hệ thống công trình tiện ích nơi đây.Thậm chí họ còn buộc Ủy ban thành phố phải chi hơn 47.000 đôla cho việc sửa chữa kĩ thuật nhằm loại bỏ tiếng ồn lẩn khuất trong nhà mình.
James Locascio – một người đang theo học ngành khoa học nghiên cứu sinh vật biển tại đại học Nam Florida – đã cứu cả thành phố khỏi một dự án công cốc. Locascio giải thích rằng, ở tần số 100 - 500 Hz, tiếng gọi tìm bạn tình của cá trống đen có tần số đủ thấp và có bước sóng đủ dài để xuyên qua các đập ngăn nước ở biển, vượt lên đất liền, xuyên qua các ngôi nhà trên bến cảng, với cảm giác giống như tiếng ình ình khi có chiếc xe hơi đi qua. Locascio cho biết “loài cá trống đen đặc biệt ưa thích hệ thống kênh rạch của Cape Coral. Tiếng trầm trầm gọi bạn vào ban đêm của chúng không khác gì tiếng nước nhỏ giọt từ ngày này qua ngày khác, trong suốt mấy tháng trời”.
Thoạt đầu người ta không chấp giải thích đó. Những người hay phàn nàn và cũng là những người bướng bỉnh nhất, quả quyết rằng, không thể có chuyện con cá lại phát ra được âm thanh mà ở trong nhà cũng nghe thấy được.
Locascio và David Mann – nhà sinh học nghiên cứu động thực vật biển Đại học Nam Florida, chuyên gia nghiên cứu âm thanh sinh học – đã đề nghị những người không tin, là họ tự ghi lại âm thanh và thời gian vào sổ tay. Locascio cho biết “chúng tôi đã lấy các ghi chép từ người dân rồi cho họ nghe âm thanh của loài cá trống mà chúng tôi thu bằng tai nghe dưới nước. Quả thực chúng ăn khớp với nhau tuyệt đối”.
(còn nữa)
Hình "anh" người nói với "ông" cá: "này ông, khuya rồi, nói nhỏ nhỏ thôi".
4 nhận xét:
Âm thanh truyền trong lớp nước sâu dưới biển cũng có thể có hiệu ứng 'ống dẫn sóng' tùy theo điều kiện nhiệt độ và 'độ nhớt' của các tầng nước biển(giống như việc truyền sóng VT ở tầng đối lưu ). Trong thời gian CTTG II,hải quân Mỹ đã từng nghe được một vụ nổ thủy lôi trên biển Ấn Độ Dương ở tận....Thái Bình Dương.
Cho tới nay việc 'quan sát' dưới biển vẫn chủ yếu dựa vào kỹ thuật truyền sóng siêu âm,bởi vì sóng VT suy giảm cực nhanh trong môi trường nước. Và người ta cũng đã chế tạo ra nhiều loại súng tiểu liên cho cá nhân sử dụng chuyên để chiến đấu dưới nước.
Âm thanh của cá chắc hẳn có tác dụng gì đó rất quan trọng cho đời sống của chúng,chỉ có điều chưa được con người khảo cứu kỹ lưỡng (hoặc ko công bố những kết quả đã đạt được).
Người ta đã nghiên cứu thấy là cá heo 'đối thoại' với nhau ở tần số siêu âm và đã thử 'nói chuyện' với chúng bằng cách 'điều chế' lời thoại (kiểu 'có thức ăn ko','có gì nguy hiểm ko'...vv theo 'ngôn ngữ của chúng) ở tần số siêu âm,và kết quả là...chúng đã trả lời. Duy chỉ có điều những kết quả như thế rất ít được công bố,và cũng cực kỳ vắn tắt có ý nghĩa thông báo mà thôi.
Ngày nay nước Mỹ đã bỏ cấm vận,và cho phép bán nhiều công nghệ kỹ thuật cao,kể cả trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ. Riêng Công nghệ Âm Học vẫn bị 'đóng kín' rất nghiêm cẩn.
Ô, hay thiệt. Cám ơn a.Tuanlinh.
A.Tuanlinh.
Tui tìm được 2 bài công bố của một Viện nghiên cứu nói về tiếng nói của (một) loài cá, trong đó, họ cho rằng đã tìm ra (phần nào thôi) ngôn ngữ, bao gồm cả ngữ pháp của chúng. Sẽ gửi anh để tham khảo.
@HCQ: Gửi đi,
email: tualinh@gmail.com.thk!
Đăng nhận xét