(theo vietnamnet)
1. Trong tiếng Anh, bão gọi là “Hurricane”, đọc theo tên của vị thần hung dữ của thổ dân Nam Mỹ là “Hurracana”. Các nhà khoa học dùng từ “Typhoon” để chỉ các cơn bão trên Thái Bình Dương, dùng từ “Cyclone” (vùng xoáy) để chỉ bão ở Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal, dùng từ “Willy willy” để chỉ bão ở Úc.
2. Trước đây, bão không có tên hoặc được gọi tùy ý, cũng có lúc được gọi theo tên của vị thần thánh ứng với ngày xảy ra bão. Ví dụ cơn bão đổ bộ vào Puerto-Rico ngày 26/7/1825 gọi là bão “Santa Anna” vì đó là ngày Thánh Anna theo Thiên Chúa giáo.
3. Clement Ragg, nhà khí tượng người Úc, đưa ra phương pháp đặt tên: đặt cho các cơn bão tên của những nghị sĩ không bỏ phiếu thông qua việc cấp tín dụng hỗ trợ nghiên cứu khí tượng thủy văn.
4. Hồi Chiến tranh thế giới thứ 2, không quân và hải quân Mỹ nghiên cứu bão ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và để khỏi nhầm lẫn, họ dùng tên vợ và bạn gái của mình đặt tên cho các cơn bão. Sau chiến tranh, cơ quan khí tượng thủy văn Hoa Kỳ đã theo đó tổng hợp lại và lập một danh sách tên bão.
5. Có một quy tắc đặt tên bão theo thời gian xảy ra bão. Cơn bão đầu tiên trong năm được đặt tên bắt đầu bằng chữ A (chữ đầu tiên của bảng chữ cái) và theo thứ tự đó cho đến cơn bão cuối cùng của năm.
6. Có vài khu vực thường xảy ra bão lớn sẽ có vài danh sách tên khác nhau. Có 6 danh sách cho các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương, mỗi danh sách có 21 tên, được sử dụng dần dần sau đó lặp lại. Ở khu vực Thái Bình Dương, người ta dùng 1 danh sách gồm 84 tên.
7. Nếu bão quá lớn hoặc gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, người ta sẽ dùng tên của cơn bão ấy cho riêng nó và sau đó, gạch tên nó khỏi danh sách. Bão Katrina là một ví dụ.
8. Người Nhật đặt tên bão theo tên động vật, hoa, cây và thậm chí là thức ăn, như Nakri, Yufoong, Kanmuri, Copu. Ở Nhật người ta không gọi bão bằng tên phụ nữ, vì phụ nữ được coi là yên bình, dễ thương và ấm áp.
Hình: theo báo chí thì đây là hình chụp bão Conson ở Đồ sơn 17/7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét