Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Cá “cãi lộn” tiếng vọng lên bờ (P2)

Hai thập kỉ trước cũng có một tình huống tương tự xảy ra tại Sausalito, Calif, khi mà những người dân sống trên nhà thuyền luôn luôn phải chịu đựng tiếng gọi của cá nóc. Một bài viết có ghi “chúng tôi không thể tin, ngay lập tức, rằng âm thanh như tiếng kèn túi khiến những người dân Sausalito sống trên nhà thuyền thức trắng cả đêm lại do những con cá nóc lãng mạn, ngân nga bài tình ca Ấn Độ với ngôn ngữ của riêng chúng”.

Greg Coppa – giáo viên phổ thông – cũng bị người ta cười nhạo khi ông nói mình nghe được tiếng ồn ào của cá lúc chèo thuyền gần đảo Block, tiểu bang Rhode Island – Hoa Kì. Coppa nói “một số người thậm chí còn hỏi tôi rằng tôi đã uống thứ gì trước khi nghe thấy những âm thanh đó, hoặc ném cho tôi cái nhìn dè dặt dành cho một người bạn tuy tốt nhưng thật đáng thương”. Với sự hỗ trợ của Rodney A.Rountree (nhà khoa học, Công ty nghiên cứu Marine Ecology and Technical Applications), Coppa đã biết được rằng loài cá mà ông tưởng là một sinh vật to lớn sống dưới biển thực chất lại là loài cá chồn tiên sọc đen bé nhỏ phát ra âm thanh như một cái búa khoan.

Đại dương có khoảng 30.000 loài cư trú nhưng chỉ có khoảng 1.200 loài có thể phát ra âm thanh được biết đến và số loài có âm thanh đã được ghi lại thì còn ít hơn nhiều. Đến loài cá vàng bình thường cũng chỉ được góp mặt trong hai ấn bản khoa học. Philip Lobel – GS sinh học Đại học Boston – cho biết: Thật ra “hầu hết các loài cá đều có thể phát ra âm thanh. Nhưng việc nuôi một con cá trong bể kính chẳng khác gì nuôi một con chim hoàng yến trong cái lồng cách âm”.

Bộ sách hoàn chỉnh nhất về âm thanh của cá được xuất bản năm 1973 của Marie Poland Fish và William H. Mowbray – phòng thí nghiệm Narragansett Marine, đại học tiểu bang Rhode Island –đã sử dụng phòng thu “phát hiện tàu ngầm địch” của Hải Quân. Do những âm thanh ồn ã dưới biển gây phân tán mục tiêu của quân đội, họ đã được mời đến để phân loại những âm thanh sinh học với âm thanh do con người tạo ra. Kết quả là tác phẩm “Âm thanh của những loài cá sống ở vùng đông bắc Đại Tây Dương: Hồ sơ tham khảo về âm thanh sinh học dưới nước” đã phân biệt được âm thanh của hơn 150 loài cá.

Với hầu hết các loài cá, cơ chế phát âm của chúng bắt nguồn từ cơ làm rung bong bóng (không giống các dây thanh âm của con người). Bong bóng cá là một túi chứa khí giúp cá nổi được, nhưng nó cũng được sử dụng với vai trò giống như một cái trống. Cá nóc vịnh Gulf gắn cơ thanh với bong bóng hàng nghìn lần trong một phút để phát ra một âm thanh lớn. Với tần số lớn gần gấp ba số lần đập cánh trung bình của loài chim ruồi, cá nóc là loài có cơ nhanh nhất trong lớp động vật có xương sống. Cá chồn tiên đen lại uốn xương quanh bong bóng, cá hề lại sử dụng dây chằng để tạo nên tiếng chiêm chiếp. Một số loài cá khác lại tạo ra tiếng ngáy, hay chà xương với nhau làm phát ra âm thanh giống như chà răng lược, hoặc có thể chúng sử dụng vây ngực để tạo âm thanh. Cá trích ngộ nghĩnh với âm thanh giống như tiếng tích tắc lặp đi lặp lại với cường độ nhanh bằng cách phát ra bong bóng từ … hậu môn.
(còn nữa)

Không có nhận xét nào: