Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Cá “cãi lộn” tiếng vọng lên bờ (P4)

(tiếp theo và hết)
Nhưng đáng tiếc, không phải tất cả những người nghe thấy âm thanh của loài cá đều tiến hành nghiên cứu. Người đánh cá Trung Quốc sử dụng tai nghe dưới nước để định vị loài cá đỏ dạ gần như tuyệt chủng. Bong bóng của chúng có giá đến 60.000 đôla do công dụng chữa bệnh của nó.

Cá heo cũng dựa vào tiếng rì rầm của cá mà theo dấu con mồi. Joseph J. Luczkovich – PGS sinh học tại đông Carolina cho biết “10 loài cá đứng đầu danh sách thực đơn của cá heo có thể phát ra âm thanh”.

Khi ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của những tiếng gọi bạn tình trong mùa đẻ trứng của cá, chúng ta lại càng nhận ra một mối lo đáng kể. Những tiếng động từ tàu chở dầu, thiết bị phát hiện tàu ngầm hay dò tìm chấn động, thiết bị phát hiện dầu thường phát ra ở cùng tần số âm thanh với tiếng gọi của cá. Những âm thanh đó có thể cắt đứt sợi dây liên lạc của đàn cá.

Cơ quan ngư nghiệp biển quốc gia với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu đã tiến hành lắng nghe âm thanh của các sinh vật biển, không chỉ bao gồm cá voi và cá heo. Do những loài cá thường được dùng để chế biến món ăn như cá tuyết, cá mú và cá efin đều phát âm, nên chỉ cần bản thu âm các sinh vật biển cũng đã mang lại tiềm năng trong việc quản lý khai thác thủy sản – trong thời điểm số lượng thủy sản đang sụt giảm như hiện nay.

Brandon Southall – giám đốc chương trình âm học đại dương thuộc cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia – cho biết “bằng cách lắng nghe những âm thanh của biển cả, có rất nhiều điều giúp ta xác định những gì đang tồn tại và diễn ra trong lòng đại dương”. Cơ quan này hi vọng âm thanh có thể giúp nhận biết khu vực sinh sản của loài cá cần được bảo vệ và có thể được sử dụng giống như một công cụ nhằm đánh giá số lượng cá thể một cách chính xác. Theo tiến sĩ Lobel thuộc đại học Boston, kỹ thuật vô hại này chính là một bước tiến lớn. Ông cho biết “nếu không có âm thanh thụ động, ngư dân có thể đánh bắt những loài cá đang bị đe dọa, khiến chúng bị tuyệt chủng nếu chúng đang ở giai đoạn đẻ trứng. Con người đang lấy đi hàng triệu tấn cá chỉ để tìm nơi chúng đẻ trứng mà thôi”.

8 nhận xét:

HCQuang nói...

Chào AMk3.
Để tăng tiện ých, trong blog này, chúng ta có cách nào có thể tìm kiếm nhanh không (tất nhiên không thuộc "các chủ đề"), ví dụ nhấp chuột vào ô đó sẽ hiện lên một danh mục gồm tất cả các tên (tựa đề) bài viết có trong blog.

AMk3 nói...

Tìm kiếm nhanh: Dùng ngay cửa sổ tìm kiếm của google trên góc trái (có chữ B ở cạnh) Khi đánh một nội dung cần tìm lên đây, Google sẽ chỉ ra các bài có nội dung cần tìm. Phạm vi tìm kiếm chỉ trong blog này thôi.

HCQuang nói...

Anh không hiểu ý tui. Cái tui muốn nói là nên có 1 danh mục các bài (nếu về KT có thể), chứ không phải là truy tìm 1 bài mà mình đã khẳng định. Rồi nếu cần xem nội dung thì nhấp 1 phát vào tựa đề bài đó.
Ví dụ thế

AMk3 nói...

Cái này lại càng dễ vì mình đã có danh sách bài ngay cột trái của blog rùi. Các bài này xếp theo tháng trong năm, theo tuần tự xuất bản.

Tualinh nói...

Nếu tôi ko nhầm thì ý của HCQ là tìm bài đăng theo danh mục trong ô cửa sổ cuộn với thanh trượt tại cột tiện ích thường hiện.

Chưa thấy thiết trí ấy ở đâu cả.

Tuy nhiên có thể tìm theo phân loại nội dung lĩnh vực (văn hóa,xã hôi,KT,KT, KH-CN...),hoặc thể loại (lịch sử,PADI OWC,Phượt,sưu tầm,luyện tập,kỹ năng)...vv...

Dưới mỗi bài viết trong khung đặt văn bản trước khi đăng,phía dưới-bên phải khung có ô 'nhãn',nhằm mục đích cho việc tra cứu về sau. Người viết cần tự phân loại bài viết (hoặc TQ làm việc này cho thống nhất).Có thể cùng lúc 'đặt nhãn' theo nhiều quan điểm (vì nội dung bài viết có thể vừa thuộc loại này vừa thuộc loại kia),ko hạn chế số lượng nhãn chỉ cần phân cách chúng bằng dấu ",".
Ở đây đã làm như vậy,một số bài có nhãn chủ đề,nhưng nhiều bài chưa có nhãn (mà bài của anh HCQ là phần lớn).
Ví dụ nhãn loạt bài vừa đăng của a HCQ có thể là:'đời sống dưới nước,âm thanh của cá,tìm hiểu,khảo cứu',...vv...
Vậy a HCQ nên đặt nhãn cho bài đăng của mình.

HCQuang nói...

Cám ơn a.Tuanlinh.
Đúng rồi, tui thấy cần có "cửa sổ, thanh trượt", nhưng, như bên trái màn hình thì cũng tàm tạm vậy,
kiểu như xe 50cc ra quốc lộ vậy.

Về nhãn:
-Thực tình tui chả biết cách đặt nhãn, thành thử cứ thả tự do. Đồng thời tui nghĩ:
-Nhãn càng nhiều thì càng dễ tra cứu - nếu tìm theo chuyên đề và nếu biết rõ về chuyên đề cần tra cứu.
-Đối với những người không phải là tác giả thì nhãn càng nhiều thì càng rối khi tìm kiếm.
-Đối với những người chưa cần tra cứu 1 chuyên đề cụ thể nào đó (vả lại họ cũng chẳng biết các nhãn nó nói lên điều gì), mà chỉ đơn giản là dò tìm xem "có cái gì dzui dzui không": càng nhiều nhãn càng rối cho tìm kiếm.

Vì vậy, theo tui:
-Nên có "cửa sổ, thanh trượt" - trừ phi KT không cho phép.
-Nên hình thành 2 cấp nhãn:
Cấp A (thư mục mẹ) gồm 4-5-6 nhãn thôi.
Cấp B (thư mục con) thì càng chi tiết càng tốt, trong đó, cần có 1 thư mục "khác" - tức tất cả những bài không có nhãn hoặc không biết dán nhãn gì.

Kính.

HCQuang nói...

OK, a.Tuanlinh, tui muốn được như vậy.

Thực tình, về KT, tui không biết cách đặt nhãn,
đồng thời nếu biết thì có một số trường hợp chẳng biết nên đặt tên nhãn là gì. Có lẽ phải có nhãn với tên là "các nội dung khác".

Và tui nghĩ như thế này:
-Với kẻ cần tra cứu 1 chuyên đề cụ thể thì tra theo nhãn là phù hợp.
-Với kẻ cần tìm hiểu xem trong blog này có cái gì, thấy 1 bài có vẻ dzui dzui thì coi. Khi này nhãn chưa phát huy được tác dụng.

Veronica wedding nói...

There's no shortage hanamai collagen gia bao nhieuCó thể do biếng ăn hay do tuổi sữa chua cho bé loại nào ngonKhi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi collagen neocell super collagen trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, bé mấy tháng tuổi ăn được sữa chua vinamilkđó chính là môi trường thành phần dinh dưỡng của lúa gạotuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.tác hoặc cách làm dầu dừa để uốnglý do ngoại cảnh tác động đến, Việc thiếu collagen sẽ đem đến những tác hại khôn lường.of talent in this world and Kevin Stanton ismang bầu có được uống nước dừa proof of that. He's an illustrator and paper cutter I've had my eye on for a while now... I landed on his blog and spied his cách làm chè khúc bạch 24hmemorable business cards. Coolest cards ever - for sure you'd think twice before tossing away one of these hand cut beauties.