Một Instructor có lời khuyên về lặn đêm như sau:
1. Chuẩn bị lặn.
-Điểm lặn quen thuộc: Bạn nên chọn một điểm lặn đã từng lặn ban ngày. Như vậy bạn sẽ có khái niệm về khu vực này và sẽ cảm thấy ít sợ hãi.
-Tới lúc còn sáng: Nên tới điểm lặn trước khi mặt trời lặn. Bạn sẽ có thời gian chuẩn bị các trang, thiết bị lặn với chút ánh sáng tự nhiên còn lại. Bạn sẽ cảm thấy ít sự đe dọa khi bắt đầu xuống nước. Bạn cần lập kế hoạch lặn trước khi sập tối.
-Không lặn sâu: Nếu khả năng lặn sâu của bạn là 18 met thì khi lặn đêm chỉ nên xuống 12 met.
-Đèn lặn: Hãy cho tôi một đèn chính và một đèn dự phòng.
-Băng phản quang: Có thể dán nó vào bình khí nén. Mỗi nhóm nên có một màu phân biệt Trưởng toán có thể có thêm màu khác. Như vậy bạn sẽ yên tâm khi thấy bạn lặn ở cạnh mình. Nếu bạn muốn, cũng có thể nắm tay bạn lặn; hoặc dùng sợi dây, một đầu cột vào cổ tay bạn, đầu kia cột vào cổ tay bạn lặn; hoặc với các cách khác - miễn bạn cảm thấy thoải mái.
-Tín hiệu tay: Trước khi lặn, bạn thống nhất với nhóm lặn về tín hiệu dưới nước. Nên nhớ là dưới đó, bạn lặn sẽ không thể nhìn thấy bàn tay của bạn. Bạn hãy chiếu đèn vào bàn tay bạn đang ra tín hiệu, và như vậy bạn lặn sẽ nhìn thấy. Hãy sử dụng các tín hiệu đèn (xoay vòng tròn, lắc ngang, lắc dọc).
2. Trong khi lặn.
-Bơi chậm: Ban đêm có rất nhiều thứ để xem. Bạn sẽ thấy một thế giới hoàn toàn khác với ban ngày. Các sinh vật biển rực rỡ hơn và đầy màu sắc dưới ánh đèn. Hãy dành thời gian nhìn vào những ngóc ngách, khe đá.
-Không chiếu đèn vào mặt bạn lặn: vì sẽ làm bạn lặn bị mù trong giây lát, và làm bạn lặn phải điều tiết mắt một lần nữa.
-Xem đồng hồ lặn: Bạn úp đèn vào mặt đồng hồ (để đồng hồ nhận năng lượng từ đèn) rồi tắt đèn(*). Ánh dạ quang hiện trên đồng hồ giúp bạn đọc được các số chỉ thị.
-Bị lạc: Nếu nhóm lặn khuất khỏi mắt bạn, bạn hãy tắt đèn(*) và sẽ nhìn thấy ánh đèn của bạn lặn.
-Thỉnh thoảng không cần ánh sáng: Bạn tắt đèn(*) và để cho mắt của bạn thích nghi với bóng tối. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì bạn nhìn thấy. Tất nhiên bạn chỉ thực hiện việc này nếu bạn đã cảm thấy thật sự thoải mái.
3. Khi nổi lên.
-Đèn trên tàu: Trên tàu cần có đèn nhấp nháy để thợ lặn dễ phát hiện. Đèn rọi đáy cho biết đáy tàu ở đâu để tránh cho thợ lặn bị đập đầu khi nổi lên.
-Đèn của bạn: Khi đã nổi lên mặt nước, bạn phải rọi đèn vào mình để các tàu nhìn thấy bạn.
-Đèn trên bờ: Nếu lặn từ bờ, bạn dùng đèn đánh dấu điểm về. Cần 2 đèn cho đánh dấu và sao cho có thể phân biệt với đèn của những đối tượng khác. Đèn phải ở vị trí sao cho không bị một kẻ nào đó trên bờ vô ý che khuất.
(*)Mr.Hùng, HLV Vinadive, có lời khuyên: Để an toàn, đặc biệt là về mặt tâm lý, thì bạn không tắt đèn trong mọi trường hợp, mà hãy úp đèn vào bụng bạn (nếu cần bóng tối).
Hình: Lính SEAL nói "mấy người nhìn tui nè, phải trang bị như thế này chứ".
3 nhận xét:
Theo báo Thanh niên 01/04/2011, ông Trưởng Tổng cục du lịch nói rằng:
Năm nay phải phát triển du lịch biển miền Trung. Rằng không chỉ du lịch "suông" mà còn thúc đẩy các môn thể thao cảm giác mạnh ở hải đảo, như lặn scuba ở Trường sa.
Hi vọng mấy ổng xúc tiến để dân lặn giải trí có thể ra Trường sa lặn.
Nhưng ... họp ngày Cá tháng Tư không biết có giống các cuộc họp ngày thường không nhỉ?
Híc, chú Quang làm cháu nhớ cái buổi lặn cuối cùng với Mike quá, một buổi lặn đêm khó quên. Kỷ niệm thì cháu có ghi lại trong bài "Last Night Dive at Nha Trang Beach" rồi, nhưng cháu nhớ nhất vẫn là cái cảm giác giữa đêm có 2 thầy trò vác đồ đạc lỉnh kỉnh nhảy xuống biển, và câu nói của Mike trước ở giữa đường Trần Phú: "Do you know what's the most dangerous thing in night dive?" - "No!" - "It's passing the road!"
Còn Trường Sa thì... san hô hẳn phải đẹp hơn cả Okinawa của Nhật! Nhưng cháu chỉ e không ai đám ra đó làm bia cho TQ tập bắn mà thôi!
Cám ơn. Chú sẽ xem Last Night Dive at Nha Trang Beach.
Đăng nhận xét