(bài trên anninhthudo.vn – trích)
… Tôi (tác giả) tới trường Kỹ thuật nghiệp vụ công trình Thăng long (Trường). Họ nói: “Anh xuống Hải phòng gặp ông Tâm, một trong những thợ lặn đầu tiên của ngành giao thông từ khi xây dựng cầu Thăng long và là người duy nhất hiện vẫn thuỷ chung với nghề “nắm đuôi hà bá”. Trước khi về hưu, ông Tâm là Giám đốc Trung tâm huấn luyện kỹ thuật lặn của Trường.
… Ông Tâm năm nay ngoài 50 tuổi, tóc bạc trắng. Ông nói vui: “Nghề thợ lặn công nghiệp có ba cái nhất: tuổi thọ ngắn nhất, lão hoá nhanh nhất và thường trực những nguy hiểm nhiều nhất”.
… Xưa kia ông ở Câu lạc bộ bơi lặn Hải phòng (CLB). Trong những năm chiến tranh, CLB tham gia huấn luyện thanh, thiếu niên có khả năng làm lực lượng bổ sung cho quân đội, và thường trực một đội ngũ sửa chữa những cây cầu huyết mạch bị máy bay Mỹ đánh phá. Sau nhiều năm ngụp lặn dưới những cây cầu trong toạ độ lửa, ông kết luận: “Làm thợ lăn thời chiến, ngoài việc có thể chết vì sông nước thì khả năng chết vì “dính” bom là rất cao. Bởi ở trên bờ thì còn có đường chạy chứ dưới nước mà gặp bom thì có mà chạy ... lên trời! Vì thế, nghề thợ lặn cầu không dành cho những người thiếu bình tĩnh và lòng quả cảm”.
Sau chiến tranh, đội thợ lặn Xí nghiệp Liên hợp cầu Thăng long được thành lập (6/1975). Số anh em CLB được rút về đây tham gia xây dựng cầu Thăng long. Tuyển đi tuyển lại, chỉ còn 20 người. Một đội thợ lặn chỉ có từ 6-10 người vì cũng chẳng có trường nào đào tạo. Người biết lặn sâu không hiếm, nhưng lặn thi công công trình thì không phải ai cũng làm được, bởi ngoài kỹ năng lặn sâu, còn phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật thi công và xây dựng.
Ông Tâm nhớ lại: “Lúc đó cây cầu được thi công theo phương pháp “giếng chìm chở nổi”. Với phương pháp này, cầu Thăng long có 13 trụ chính là các ống thép đường kính 19 mét, bên trong có nhiều ống trụ đã bơm sẵn bê tông. Thợ lặn xuống theo các ống thép đó để hút lớp bùn dưới đáy, sao cho ống thép xuống càng sâu càng tốt. Cứ mỗi lớp bùn được hút lên thì ống thép được hạ sâu thêm một ít. Ống thép xuống sâu nhất là 52 mét, tức thợ lặn phải xuống độ sâu 52 mét”. Ông nói: “Nước sông Hồng đục ngầu phù sa và bùn, thợ lặn gần như làm mò, hoàn toàn bằng cảm giác(*)”. Mỗi ngày các ông phải ngâm mình dưới nước tới 7 giờ.
Hình minh họa: Thợ lặn công nghiệp chuẩn bị "hạ thủy".
(*) Tầm nhìn “zero visibility”–NST.
2 nhận xét:
AMk3 ơi.
Bài này tui gởi lên blog từ lâu rồi. Hôm qua tui mò lại các bài viết, gặp lại bài này và không hiểu tui đã làm gì mà nó bỗng dưng nhảy lên trang nhất. Ông trả nó về chỗ cũ được không.
Cám ơn.
HCQuang
AMk3.
Tui đã tra danh sách bài đăng. Bài này đã được đăng vào thời điểm trước ngày 16/05/2011 và sau ngày 08/05/2011. Hiện nó nhảy tuốt lên thời điểm mới tinh: 27/09/2012.
HCQuang
Đăng nhận xét