P1 - "Ông hang động" (sưu tầm, trích)
(Bài này có liên quan tới anh Hà Oánh, dân Hà nội thứ thiệt, một trong những người đầu tiên khám phá Vịnh Hạ long bằng thuyền kayak).
Họ gọi John Gray là “ông hang động” vì anh là người “phát hiện” những hang động thuộc hàng đẹp nhất Đông Nam Á, bắt đầu từ Phuket Thái Lan, và khai sinh loại hình du lịch khám phá hang động bằng thuyền kayak.
Gray quan niệm “Kinh doanh du lịch sinh thái không phải là cách làm giàu. Bạn sẽ không sở hữu được chiếc Mercedes đắt tiền, nhưng bù lại, bạn có thể mua được một cách sống cho riêng mình với sự hiểu biết, những chuyến phiêu lưu và có được những người bạn tốt ở khắp nơi – nếu lao động vì tình yêu thật sự”.
Anh nói: “Máu phiêu lưu và yêu thiên nhiên đã ngấm vào tôi từ bé. Ba mẹ tôi vốn là những nhà hoạt động môi trường. Tôi lớn lên trên những chiếc tàu rong ruổi khắp nơi. Năm 12 tuổi, tôi lấy bằng Scuba và 16 tuổi là nhân viên cứu hộ (Los Angeles, 1957), là nhân viên cứu hộ YMCA (Mỹ, 1960). Trước khi đến Thái Lan, tôi đã có 15 năm sống tại Hawaii để thám hiểm và thử sức kinh doanh du lịch sinh thái bằng kayak.
Năm 1989, tôi thực hiện chuyến khám phá dọc biển Andaman. Vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những hang đá vôi với mùi nước đái dơi khi len lỏi qua những đường hầm nhỏ tăm tối, hay những hang lộ thiên giữa vùng nước đầy bùn nơi vịnh Phang Nga và cả những rặng san hô đẹp huyền ảo ở vùng nước sâu biển Phuket đã làm tôi mê đắm. Tôi biết đây sẽ là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nhất là có thể mang đến lợi ích nhiều mặt cho người dân địa phương. Điều làm tôi tự hào cho đến bây giờ là đưa được tên tuổi những hang động của vịnh Phang Nga và sau đó là những hang động ở Việt Nam, Philippines đến tai nhiều người trên thế giới nhờ dịch vụ du lịch kayak và canoe”.
Trước khi có ý định mở rộng kinh doanh sang những vùng đất mới, anh đều dành từ 3 tới 5 năm để khám phá cảnh quan thiên nhiên và những hang động tại đó.
Khi bắt đầu gầy dựng công ty SeaCanoe ở Phuket (1992), số vốn ban đầu của anh vỏn vẹn có 4 chiếc thuyền kayak và hơn 200 USD. Sau 2 năm, công ty mở thêm chi nhánh tại vịnh Hạ Long và sau đó là Philippines. Mô hình kinh doanh này không cần nhiều tiền đầu tư vì chủ yếu dựa vào nguồn vốn quý từ thiên nhiên, đó là hệ thống cảnh quan tuyệt đẹp cùng vốn liếng văn hóa của đất nước nơi bạn đang kinh doanh.
“Lao động vì tình yêu ở đây nghĩa là tất cả những gì bạn làm đều xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu vùng đất mà bạn đang gắn bó sự nghiệp” – Gray lý giải cho việc anh xem trọng việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên trong quá trình kinh doanh du lịch sinh thái, vì “Lợi nhuận từ kinh doanh du lịch sinh thái không phải ở trước mắt mà là lâu dài. Nếu bạn chỉ vì tiền mà không quan tâm đến những thứ xung quanh thì đó là sai lầm đáng tiếc - bạn đang vô tình hủy hoại đi nguồn vốn quý mà thiên nhiên ban tặng và khó phát triển mô hình này một cách bền vững”.
Hình minh họa: thuyền kayak.
4 nhận xét:
Lần "chạy" Kayak của anh Chí ở đảo Hòn Ông chắc là lần đầu??
Tui mê thuyền thoi từ nhỏ, ra nhà thuyền Hồ Gươm và hồ Tây thuê thuyền. Khi đó phải thế chân bằng thẻ học sinh mới được thuê. Ở Sài Gòn chỉ có thể lặn Hồ bơi, nhưng tiềm năng chơi Kayak thì vô tận. Trò này có thể tập hợp được bạn lặn, bạn chụp hình, bạn phượt...và cả bạn nhậu!
Đúng rồi, đó là lần đầu tiên tui chèo kayak. 2 mái chèo kayak lệch nhau, cảm giác kì kì.
Chắc mai mốt tui với ông đi tập Catamaran (thuyền buồm 2 phao).
Chắc mai mốt tui với ông đi tập Catamaran.
Mèn ơi, coi chú Quang kìa! Đúng là 60 sung sức hơn 16 thiệt r...òi! Catamaran hả, cháu dòm là đã thấy phê rùi, chỉ có điều chưa có điều kiện rờ tới nó thui! Khi nào mấy chú đi tập, nhớ kiu cháu theo dòm cho nó đã con mắt hen! ;)
Chèo thuyền có cái "dở" là mình ở dưới nước mà không được bơi lội, cứ bị phơi nắng dài dài, nóng muốn chết.
Đăng nhận xét