Gần đây tôi có gặp anh N.Nhân và V.Định – những kẻ xưa kia không hề thua chị kém em (trừ dân chuyên nghiệp) trong làng bơi lội, đã bỏ “nghề” vài chục năm, nay trở lại khi đã tròn sáu chục. Các anh cười “Tui bơi ếch thì được, chứ bơi sải sao mau mệt quá”. Bơi ếch là kiểu bơi bị cản nước lớn nhất, còn bơi sải thì ngược lại. Lẽ ra các anh bơi ếch phải mau mệt hơn mới đúng chứ?
Theo Swimming into the 21th century (Bơi lội bước vào thế kỉ 21), các nhà khoa học đã ước lượng rằng có những VĐV trình độ thế giới có lẽ chỉ đạt khoảng 9% hiệu quả cơ học, nghĩa là có 91 calo trong mỗi 100 calo bị đánh cắp bởi lực cản của nước … Như vậy nếu bạn có thể bơi 400 mét trong 10 phút, nhưng muốn cải thiện thành tích còn 9 phút thì chỉ có khoảng 10 – 5 giây được rút ngắn do sử dụng cơ bắp nhiều hơn, còn 50 – 55 giây có được là do biết cách chuyển động trong nước như thế nào cho hiệu quả hơn … Và trong đó, bơi sải không còn là biện pháp quyết liệt đẩy nước về phía sau (tạo phản lực) để tiến về phía trước nữa, mà là "khoan xoáy”, là "thư giãn" ...
Để minh họa cho nguyên lý của Cecil Colwin và Tourestki, xin đăng bài của Sherlock Lam. Lam không mong chúng ta theo đuổi chiếc huy chương Ôlempic mà giúp chúng ta về việc củng cố sức khỏe và bổ túc kỹ năng ứng xử trên sông nước. Lam cũng khuyên rằng, do mỗi người mỗi tật, nên chúng ta cần hướng tới kỹ xảo riêng của mình (và tôi, với tư cách là NST, cũng không phải đã ủng hộ 100% lời khuyên của tác giả).
Bài của Sherlock Lam – một người xuất sắc trong làng bơi lội (trích):
1. Luôn giữ người nổi ngang với mặt nước.
Khi bơi bạn chỉ cần nhìn thằng mặt với đáy, mắt vuông góc với đáy, nếu hồ bơi có làn bơi chìm dưới nước thì nhìn làn bơi mà bơi sẽ không bị lệch (hoặc bị lệch rất ít). Nếu bạn bơi sải mà mắt không vuông góc với đáy thì dễ khiến thân sau bị chìm sâu trong nước, cảm giác như cả khối người phía trước kéo theo một cái đuôi nặng nề phía sau.
2. Quạt tay.
Khi quạt tay, bạn giữ cho vị trí cùi chỏ cao so với mặt nước khi co tay quạt để tránh mất sức và tránh cho phần thân trước bị chìm sâu dưới nước. Ngoài ra khi bắt đầu đè nước, bạn nên hơi co cổ tay một chút thì sẽ dễ dàng "bắt nước" hơn là để cổ tay thẳng đuột.
Khi kéo tay ra phía sau, bạn kéo cho hết, đến khi chạm đùi thì mới đưa lên để phát huy hết lực và cho cơ thể thời gian lướt đi trong nước. Tránh trường hợp kéo tay nữa chừng đã đưa lên khỏi mặt nước. Đây là lỗi rất rất thường gặp trong bơi sải. Đừng quạt tay thẳng tắp như mái chèo của xuồng ghe.
Khi xoay người quạt tay thì thân người cũng nghiêng một bên sang phía quạt, cả cơ thể như một mũi tên lao thẳng, xoáy vào nước tựa như không gì cản nổi. Nếu bạn quạt tay đúng kiểu thì dù đang bơi bị chuột rút thì cơ thể vẫn bơi được. (còn nữa)
1 nhận xét:
Chào bác Sơn.
Tourestki có nói "...Một trong những hậu quả kì lạ của lực cản sóng là nó trừng phạt những VĐV thấp bé nhiều hơn VĐV cao lớn",
ý ông nói rằng những VĐV thấp bé phải phấn đấu nhiều hơn (so với VĐV cao lớn) trong việc chế ngự lực cản của nước. Kết quả này do ông thống kê, chứ chính ông cũng không giải thích được là tại sao.
Vậy, từ kinh nghiệm của bác, bác cho ý kiến nhé (tui sẽ đăng nốt nội dung bài này trong P2).
Đăng nhận xét